'1 tên 2 họ', nguồn gốc thật sự khăn lụa Khaisilk ở đâu?

author 18:54 23/10/2017

(VietQ.vn) - Công ty V. phát hiện trong lô hàng khăn lụa Khaisilk 113 Hàng Gai, Hà Nội có 1 chiếc khăn vừa gắn mác "Made in China" vừa gắn mác Khaisilk Made in Vietnam.

Ngày 17/10, Công ty V. có mua 60 chiếc khăn lụa tơ tằm, kích thước 50cm x 50cm với giá 644.000 đồng/chiếc từ Khaisilk 113 Hàng Gai, Hà Nội. Sau đó, công ty này phát hiện trong lô hàng trên có 1 chiếc khăn vừa gắn mác "Made in China" vừa gắn mác Khaisilk Made in Vietnam, Trí thức trẻ đưa tin.

Phía công ty V. đã ngay lập tức lập biên bản ghi nhận sự việc và yêu cầu làm rõ từ phía nhà cung cấp Khaisilk 113 Hàng Gai 4 vấn đề:

Thứ nhất, lô hàng 60 chiếc khăn lụa có thuộc thương hiệu Khaisilk hay xuất xứ từ Trung Quốc?

Thứ hai, khăn thực chất làm từ chất liệu thế nào?

Thứ ba, tại sao trên cùng 1 chiếc khăn lại có 2 mác, 1 Made in China và 1 Khaisilk Made in Vietnam?

Thứ tư, lô khăn 6 chiếc trước đó (5 chiếc giá 1,95 triệu đồng/chiếc và 1 chiếc giá 2 triệu đồng) có xuất xứ thế nào?

'1 tên 2 họ', nguồn gốc thật sự khăn lụa Khaisilk ở đâu?
'1 tên 2 họ', nguồn gốc thật sự khăn lụa Khaisilk ở đâu?
'1 tên 2 họ', nguồn gốc thật sự khăn lụa Khaisilk ở đâu?
'1 tên 2 họ', nguồn gốc thật sự khăn lụa Khaisilk ở đâu?
'1 tên 2 họ', nguồn gốc thật sự khăn lụa Khaisilk ở đâu?

Hình ảnh chiếc khăn vừa có Made in China, vừa có Made in Vietnam. Nguồn: Facebook Dang Nhu Quynh

 

Sau khi nhận được biên bản từ phía công ty V., phía Khaisilk đã có văn bản trả lời. Theo đó, các mẫu khăn lụa công ty V. mua từ cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai, Hà Nội đều thuộc thương hiệu Khaisilk và được làm từ 100% lụa tơ tằm.

Lý giải về vấn đề nhãn mác, đại diện phía Khaisilk cho biết, "Trên 1 chiếc khăn thuộc mẫu khăn 55x55 cm có 2 nhãn (Khaisilk và Made in China) là do nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng 60 khăn cho Vinacom, do thiếu 1 chiếc đã lấy ngay trên máy may hiện đang sản xuất cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ.

Chiếc khăn này thuộc một đơn hàng khác, do Khaisilk đang sản xuất 350 chiếc cho khách hàng Design GO tại Hong Kong, may riêng nhãn mác "Made in China" theo yêu cầu của khách vì lý do thủ tục nhập khẩu riêng của khách".

Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình với cách giải thích này từ phía Khaisilk. Theo quan sát, rất nhiều khăn của Khaisilk vẫn còn một miếng trắng nhỏ trên viền, nhiều người cho rằng đó là vết cắt tag cũ.

1 tên 2 họ - 1 sản phẩm gắn 2 nhãn hiệu không phải là vấn đề mới mà trước đó, nhiều trường hợp làm giả, làm nhái "ẩu" đã bị phát hiện. Đơn cử, đầu tháng 7/2017, 13 container hàng hóa gồm quần áo, túi xách được nhập khẩu từ Trung Quốc theo loại hình quá cảnh vừa bị khám xét và phát hiện nhiều mặt hàng bị làm giả nguồn gốc xuất xứ, giả nhãn hiệu nổi tiếng như: Giày Adidas, áo Nike, quần Adidas, túi xách LV, điện thoại Apple... đặc biệt hơn, nhiều giày nhãn hiệu Adidas được gắn nhãn "made in Vietnam", thậm chí có loại trên cùng một sản phẩm gắn tên hai thương hiệu thời trang nổi tiếng là Adidas và Gucci.

 Hình ảnh chiếc khăn vừa có Made in China, vừa có Made in Vietnam. Nguồn: Facebook Dang Nhu Quynh

Trên cùng một đôi giày mang hai nhãn hiệu thời trang nổi tiếng là Adidas và Gucci  

Không chỉ giày, son môi cũng là mặt hàng bị làm giả nhiều nhất hiện nay. Càng những dòng son hot-trend hay những thương hiệu nổi tiếng lại càng bị làm giả, làm nhái nhiều. Do tính chất mặt hàng được số đông ưa chuộng mà giá thành lại khá đắt đỏ nên son môi giả ra đời kèm theo những lời quảng cáo "đường mật" về chất lượng trong khi giá thành lại rẻ giật mình, đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng.

 Hình ảnh chiếc khăn vừa có Made in China, vừa có Made in Vietnam. Nguồn: Facebook Dang Nhu Quynh

Vỏ son MAC, ruột son... Tomford? 

Khi nói về vấn nạn hàng Trung Quốc đội lốt thương hiệu thời trang của Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang chia sẻ: Các nhãn hiệu hàng thời trang như: Made in Việt Nam, hàng xuất khẩu Việt Nam… thực chất đều là hàng giả hết!

“Tôi đã từng sang vùng Quảng Châu (Trung Quốc), nơi được coi là thiên đường hàng nhái thì thấy ở đây họ sản xuất những sản phẩm nhỏ nhất là từ cái răng áo, khuy áo, thời trang bình dân đến các sản phẩm mang thương hiệu thời trang lớn trên thế giới trong đó có cả hàng Việt Nam.

Không biết bằng con đường nào đó, những mặt hàng này được chuyển về Việt Nam và len lỏi vào các cửa hàng với thương hiệu: Made in Vietnam, hay hàng Việt Nam xuất khẩu… Do đó những cửa hiệu bán hàng này đều là hàng giả hết”, ông Giang khẳng định.

Theo một lãnh đạo doanh nghiệp dệt may cho hay, thương hiệu thời trang của vị doanh nghiệp này cũng đã từng bị làm giả và ông đã mất một thời gian để tìm hiểu, đi khảo sát và tìm ra được cơ sở chuyên sản xuất hàng nhái mang thương hiệu của doanh nghiệp ông. Theo vị doanh nghiệp này, không riêng gì nhãn hiệu thời trang của doanh nghiệp ông mà có rất nhiều nhãn hàng khác cũng bị làm nhái.

“Mỗi cơ sở sản xuất chỉ cần có khoảng từ 20-30 lao động, thậm chí là 5-10 người lao động, là họ có thể sản xuất được một số mặt hàng thời trang y hệt các thương hiệu được bán trên thị trường. Họ làm giả được với những thương hiệu bình dân như thời trang xuất khẩu Việt Nam, Made in Vietnam… cao hơn nữa là những nhãn hiệu thời trang cao cấp của nước ngoài có giá trị lớn”, vị doanh nghiệp trên tiết lộ thêm.

Cách định vị iPhone ngay cả khi tắt nguồn ai cũng nên biết(VietQ.vn) - Apple sẽ giúp người dùng iPhone dễ dàng hơn trong việc định vị iPhone trong trường hợp bị rơi hay bị đánh cắp.

Dũng Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang