10 chiến dịch quảng cáo thất bại nhất mọi thời đại

author 07:20 25/07/2014

(VietQ.vn) - Nhiều thương hiệu sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đổ cả triệu USD vào các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới để đánh cược hoặc là thành công to lớn hoặc là thất bại thảm hại

Việc tung ra sản phẩm mới để có thể cạnh tranh với các sản phẩm thành công của đối thủ vốn không còn là chuyện xa lạ trên thương trường.Nhưng đôi khi sự kỳ vọng thành công lại được đáp trả bằng những thất bại vì không thể “đọ”lại được các đối thủ cạnh tranh hoặc không gây được nhiều chú ý của người tiêu dùng. Đồ uống Crystal Pepsi, nước giải khát New Coke của Coca-Cola hay máy tính bảng TouchPad của Hewlett Packard… là những thất bại khá tiêu biểu.

1. Thảm họa trong quảng bá thương hiệu “New Coke”

quảng cáo thất bại của coke

Chi 10 triệu đô la cho chiến dịch quảng bá cho Coke nhưng đã thất bại thảm hại. Ảnh minh họa

Tuy đầu tư khá tốn kém cho chiến dịch Marketing của sản phẩm New Coke (10 triệu USD) nhưng nó lại thất bại thảm hại. Với 200.000 thử nghiệm thì “kết quả tuyệt vời” là từ ngữ được dùng để đánh giá về thức uống mới của Coca-Cola. Sản phẩm này có tên là New Coke, vị của nó ngon hơn Coke nguyên thủy và được người tiêu dùng thích hơn Pepsi Cola. 

Tuy nhiên, khi ra mắt thị trường thì sản phẩm New Coke của Coca-Cola lập tức bị tẩy chay. Ngày 23 tháng 4 năm 1985, New Coke đã xuất hiện trên thị trường và vài ngày sau Coca-Cola đã dừng việc sản xuất Coke nguyên thủy. Theo nhiều chuyên gia Marketing và thương hiệu thì đây được xem như “sai lầm Marketing lớn nhất mọi thời đại”.

thất bại quảng cáo New Coke

Pepsi đã công khai thắng thế trước sản phẩm mới New Coke. Ảnh minh họa

Trong đầu những năm 1980, thị phần của Coca-Cola đã bị giảm sút và kéo theo phân khúc nước giải khát nói chung cũng giảm theo.Người tiêu dùng cảm thấy phẫn nộ vì Coke nguyên thủy đã biến mất khỏi thị trường và họ nhanh chóng nhận ra rằng Coca-Cola có rất ít sự lựa chọn ngoài việc tung ra lại thương hiệu cũ và công thức nguyên thủy. 77 ngày sau, công ty này đã phải đưa sản phẩm Coke ban đầu trở lại với tên gọi mới "Coca-Cola Classic".

2. Máy tính bảng TouchPad với thất bại cay đắng

TouchPad được sản xuất bởi Công ty Hewlett Packard (Hp) và phát hành năm 2011, đem về doanh thu 126 tỷ USD.

quảng cáo thất bại của touchpad

Dù được quảng cáo rầm rộ trên truyền thông kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi, HP TouchPad vẫn thất bại thảm hại. Ảnh minh họa

Được giới thiệu vào tháng 7/2011, TouchPad là nỗ lực của Hewlett Packard để cạnh tranh với iPad của Apple. Sản phầm dự đoán sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Apple với khả năng xem video cực nét và tốc độ xử lý ấn tượng.

Dù được quảng cáo rầm rộ trên truyền thông kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi, HP TouchPad vẫn thất bại thảm hại và phải dừng sản xuất ngay lập tức. Hãng cũng phải nhiều phen chật vật đấu tranh để duy trì vị thế của mình trên thị trường máy tính.

3. Quảng cáo thất bại của đồ uống Crystal Pepsi

Vào năm 1992, PepsiCo đã bỏ ra 40 triệu để quảng bá sản phẩm như một đồ uống lành mạnh và tinh khiết bằng việc tung ra sản phẩm Crystal Pepsi hoàn toàn không có cafein.

quảng cáo thất bại của Crystal Pepsi

Sản phẩm mới Crystal Pepsi không được lòng người tiêu dùng. Ảnh minh họa

Trong khi doanh số bán hàng trong năm đầu tiên tăng mạnh tới 470 triệu USD, nhiều người nhiều vẫn không bị thuyết phục bởi quảng cáo tốt cho sức khỏe của Pepsi. Thêm vào đó, nhiều người còn cho rằng hương vị của nó không khác nhiều so với các sản phẩm Pepsi khác. Vì vậy, doanh số của sản phẩm này ngày càng sụt giảm cũng là điều dễ hiểu.

4. Pizza Hut: Muốn phát triển nhưng không mang theo chữ “Pizza”

Pizza hut đã xem xét việc đổi tên thành “The Hut” trong khoảng thời gian ngắn vào năm 2009. May mắn thay, công chúng đã sớm có những phản ứng tiêu cực nên sự thay đổi chỉ xảy đến với 1 số cửa hàng.

thất bại quảng cáo của Pizza Hut

Công chúng đã có phản ứng tiêu cực khi mẫu quảng cáo của hãng đổi tên thành The Hut. Ảnh minh họa

Công ty bác bỏ ý kiến cho rằng họ dự định sẽ đổi thành tên “The Hut” mãi mãi, nhưng 1 vài tấm ảnh đã chỉ ra dự định đó vốn thực sự có thật. Quả là một thức tỉnh kịp thời của Pizza Hut trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

5. Sun Chips: Cải tiến thất bại khiến khách hàng “bị điếc”

Vào năm 2010, Frito Lay đã đưa ra bao bì mới cho Sun Chips cấu tạo bởi 100% nguyên liệu tự nhiên, như một cố gắng trong việc tạo dựng thương hiệu “xanh” cho doanh nghiệp.

quảng cáo thất bại của sun chip

Cấu trúc phân tử bất thường của chiếc túi đã làm bao bì trở nên cứng hơn và tạo ra những âm thanh không hề dễ chịu. Ảnh minh họa

Nhưng vấn đề ở chỗ, những cấu trúc phân tử bất thường của chiếc túi đã làm bao bì trở nên cứng hơn và tạo ra những âm thanh không hề dễ chịu. Tờ USA Today còn nói rằng người tiêu dùng còn cố so sánh âm thanh đó với tiếng động của máy cắt cỏ cho đến động cơ máy bay.

Thiết kế mới này ồn ào tới mức mọi người thực sự không muốn mua chúng, hệ quả là doanh số sụt giảm 11%. 1 năm rưỡi sau đó, Frito Lay đã phải bỏ hết những chiếc túi mới khỏi kệ hàng và quay trở về phòng thí nghiệm, nghiên cứu  bao bì khác hợp lý hơn.

6. Tropicana: Cố gắng thay đổi bao bì nhưng vẫn phải quay lại với trái cam cổ điểnthất bại quảng cáo của Tropicana


Vì đánh giá thấp mối liên kết giữa người tiêu dùng với hình ảnh truyền thống của Tropicana nên hãng đã chuốc lấy thất bại thảm hại trong chiến dịch quảng cáo. Ảnh minh họa

Khi PepsiCo quyết định tái cấu trúc toàn bộ thương hiệu Tropicana, họ đã đánh giá thấp mối liên kết giữa người tiêu dùng với hình ảnh truyền thống của Tropicana trước đó: Trái cam với chiếc ống hút cắm lệch. Và khi những chiếc hộp carton mới được đưa lên các kệ vào tháng 11 năm 2009, người tiêu dùng đã phản ứng rất tiêu cực. Theo ghi chép của tờ The New York Times: “nhiều lời chỉ trích đã miêu tả bao bì mới là ‘ngu xuẩn’ và ‘xấu xí’, và nó làm họ liên tưởng tới những thương hiệu ‘hàng chợ’ “.

Sau đúng 1 tháng nhận được vô số lời phàn nàn cũng như sự sụt giảm tận 20% doanh thu, PepsiCo phải tuyên bố sẽ mang thiết kế cũ về. 

7. Máy tính bảng Newton MessagePad

thất bại quảng cáo

Do không đáp ứng được các kỳ vọng, Apple Newton MessagePad đã phải nhận thất bại nặng nề sau chiến dịch quảng cáo. Ảnh minh họa

Apple Newton MessagePad là một trong những sản phẩm đầu tiên cung cấp các chức năng máy tính cơ bản trên một thiết bị cầm tay. Công nghệ của nó mang tính cách mạng tại thời điểm đó.Tuy nhiên, do không đáp ứng được các kỳ vọng về phần mềm cũng như khả năng xử lý chậm, pin yếu, giá khá đắt…, Newton MessagePad đã phải ngừng sản xuất vào năm 1998.

Steve Capps, Trưởng phòng phát triển sản phẩm vào thời điểm đó, giải thích rằng tính năng viết tay của Newton cũng phải chịu chung số phận với sản phẩm.

8. British Airways: “Rũ bỏ” lá cờ liên minh nhưng sau đó phải mang trở lại

Vào năm 1997, British Airways thực hiện việc tái định vị thương hiệu trên toàn bộ đội bay của mình, thay thế hình ảnh lá cờ liên minh quen thuộc tại phần đuôi máy bay với những thiết kế mới từ những nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới.

thất bại quảng cáo của British Airway

Thay đổi hình ảnh thất bại, hãng hàng không Anh quốc đành trở về hình tượng cũ. Ảnh minh họa

Sau đó, giám đốc điều Bob Alying có nói: “Có lẽ chúng ta cần từ bỏ phong cách Anh quốc lạc hậu và thay vào đó, hãy đưa lên thân phi cơ những hình ảnh 1 vương quốc Anh mới”.

Tuy nhiên, sau rất nhiều lời phê bình từ hành khách cũng như phi hành đoàn, hãng hàng không nổi tiếng này đã dừng việc sơn vẽ lên máy bay vào năm 1999. Và vào năm 2001, chỉ 1 thời gian ngắn sau khi Rod Eddington thay thế Ayling trên cương vị CEO, tất cả đuôi máy bay lại 1 lần nữa được sơn hình lá cờ quen thuộc.Nhân viên phát ngôn của hãng đã cho biết “hình ảnh lá cờ củng cố giá trị cốt lõi của nước Anh nhưng theo 1 cáchhiện đại và giảm bớt đi sự trang trọng”.

9.  Xe Edsel

quảng cáo thất bại của xe Edsel

Chi một khoản tiền khủng cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm khác của Ford nhưng hãng vẫn không chiếm được niềm tin của khách hàng. Ảnh minh họa

Ford đã chi ít nhất 350 triệu USD (tương đương với khoảng 2,9 tỷ USD hiện nay) để sản xuất Edsel Ford.Edsel là nỗ lực của Ford nhằm đưa ra một dòng xe chất lượng cao hơn, kích thước trung bình cho những người muốn nâng cấp những chiếc xe hiện tại.

Chiếc xe được đặt tên sau khi Edsel Ford, cựu chủ tịch của công ty và con trai duy nhất của Henry Ford qua đời vào năm 1943.Hãng này cũng chi khá mạnh tay cho các quảng cáo đắt tiền để “nói quá” về những tính năng mới của chiếc xe Edsel. Nhưng thật không may, các quảng cáo tính năng mới vẫn không chiếm được sự tin cậy của khách hàng.

Hơn thế nữa, tại thời điểm khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 1957 nhiều hãng ô tô khác đang đua nhau giảm giá để lôi kéo người mua, thì giá xe Edsel vẫn cao ngất ngưởng (2.500 USD cho chiếc sedan Edsel Pacer bốn cửa và 3.766 USD cho chiếc chuyển đổi hai cửa).

Chính vì những nguyên nhân đó mà chỉ sau bốn năm tung ra thị trường, mẫu xe Edsel đã phải ngừng sản xuất.

10. Bánh hamburger Arch Deluxe

Arch Deluxe được Công ty McDonald cho ra thị trường năm 1996 và hãng đã đã dành tới 100 triệu USD cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm đặc biệt cho người lớn này.Arch Deluxe là một chiếc hamburger cỡ bự dành cho người lớn. Ngoài xà lách, hành tây, cà chua, sốt cà chua, nước sốt mù tạt, chiếc bánh mì khoai tây cỡ lớn này còn kèm theo rất nhiều thịt xông khói với hàm lượng chất béo lên tới 610 calo.

quảng cáo thất bại của Mc Donald

Sự thất bại của sản phẩm hamburger hoành tráng đã khiến cho McDonald thay đổi hoàn toàn chiến lược. Ảnh minh họa

Nhưng thay vì nhận được nhiều sự ủng hộ, nhiều trẻ em tỏ ra ghê sợ các hình ảnh quảng cáo ngoài đường và trên truyền hình, khiến cho nhiều bậc phụ huynh cũng trở nên dị ứng.

Hơn thế nữa, giá rẻ nhất nhất cho một chiếc Arch Deluxe là 2,29 USD đắt hơn hẳn so với với chiếc Big Mac với giá 1,90 USD cùng thời điểm đó.Sự thất bại của sản phẩm hamburger hoành tráng đã khiến cho McDonald thay đổi hoàn toàn chiến lược giới thiệu các mặt hàng đắt tiền của mình.

Nguyễn Huyền (t/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang