10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới năm 2016 là ai?

authorThúy Hạnh 07:37 15/10/2016

(VietQ.vn) - Forbes đã công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Họ là các nhà lãnh đạo, doanh nhân, nhà hảo tâm, thông minh nhất thế giới 2016.

Theo Doanh nhân Sài Gòn cho biết, khảo sát mới nhất của tổ chức phi lợi nhuận theo dõi vấn đề bình đẳng giới ở nơi làm việc Catalyst cho biết, phụ nữ giữ những vị trí tốt tại các công ty S&P 500 chỉ chiếm 4%, và chỉ 25% trong số đó là giám đốc điều hành hay giữ vị trí cao cấp. Các nữ CEO đã ghi dấu ấn trong thế giới và ngày càng lấn sâu vào những ngành trước đây chỉ dành cho nam giới, Forbes cho biết.

Dù những con số vẫn còn khá ít ỏi nhưng đã là một sự tiến bộ, khi kể từ năm 2005, số lượng phụ nữ giữ các vị trí quan trọng như lãnh đạo quốc gia, công ty đều tăng gấp đôi sau mỗi năm. Bằng chứng rõ ràng nhất là những quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Myanmar, Nepal, Croatia, Mauritius và Lithuania đều có những nữ lãnh đạo đất nước đắc cử hoặc tái đắc cử. Và tất nhiên, nữ ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton tiếp tục là bằng chứng rất thuyết phục cho sự “trỗi dậy” của nữ giới.

Danh sách của Forbes được lựa chọn dựa trên các yếu tố: tiền (hoặc giá trị tài sản, doanh thu công ty, GDP), sự hiện diện trên truyền thông, phạm vi ảnh hưởng, các tác động tạo ra.

Dưới đây là danh sách 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới:

1. Mary Barra - nữ doanh nhân quyền lực nhất

CEO General Motors

Quốc gia: Mỹ

Xếp hạng trong danh sách (100): 5

Bà được nhận định là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong ngành ôtô. Mary Barra đã gắn bó với GM hơn 33 năm, ngay từ khi mới 18 tuổi. Bà từng học tại  General Motors Institute và bắt đầu công việc với vai trò một kỹ sư nội bộ tại nhà máy Pontiac. Năm 1990, bà nhận bằng MBA từ Stanford, tiền đề để bà thăng tiến lên nhiều vị trí quan trọng trong công ty.

Trước khi ngồi vào vị trí cao nhất của GM, bà Barra là phó chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng, mua bán và phát triển sản phẩm toàn cầu, đồng thời chịu trách nhiệm tái cấu trúc Opel, đơn giản hóa dòng sản phẩm này với các platform toàn cầu.

2. Indra Nooyi

CEO Pepsico

Quốc gia: Mỹ

Xếp hạng trong danh sách: 14

Indra Nooyi sinh năm 1955 tại thành phố Chennai, Ấn Độ. Sau khi lấy bằng MBA tại một học viện quản lý, bà có 2 năm làm việc cho hãng Johnson & Johnson ở Mumbai trước khi lên đường sang Mỹ.

Sau khi lấy bằng master ở Đại học Yale, Nooyi gia nhập Tập đoàn Boston Consulting Group. Sáu năm sau, bà chuyển sang hãng Motorola với chức danh Phó chủ tịch và Giám đốc kế hoạch. Nhưng rồi công ty này cũng chỉ giữ chân Nooyi được bốn năm, trước khi bà chuyển sang một công ty điện lực của Thụy Điển là Asea Brown Boveri.

Đến năm 1994, Indra Nooyi nhận được hai lời mời gọi từ Pepsi và General Electric. Bà đánh giá CEO của General Electric là một trong những CEO vĩ đại nhất thế giới, nhưng quyết định chọn Pepsi vì cảm thấy nơi đây thật sự cần mình. Sự thay đổi này đã mang lại bước ngoặt cho sự nghiệp của Nooyi.

3. Marillyn A. Hewson

CEO Lockheed Martin

Quốc gia: Mỹ

Xếp hạng trong danh sách: 24 (mất 3 hạng so với năm 2015)

Bà Marillyn Hewson là nữ CEO đầu tiên lọt vào tốp 10 giám đốc điều hành được trả lương cao nhất thế giới. Danh tiếng của bà đạt được là nhờ sự lãnh đạo của bà ở Lockheed Martin. Lockheed Martin là hãng chế tạo máy bay, vũ khí, tên lửa và các thiết bị công nghệ cao khác cho Bộ quốc phòng Mỹ, các cơ quan liên bang Mỹ và các quốc gia khác.

4. Irene Rosenfeld

CEO Modelez

Quốc gia: Mỹ

Xếp hạng trong danh sách: 32 (mất 17 hạng so với năm 2015)

Rosenfeld là một trong 12 nữ giám đốc điều hành trong top 500 công ty lớn nhất thế giới được Tạp chí Fortune bình chọn năm 2010. 27 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp thực phẩm, Rosenfeld vẫn khẳng định sáng tạo là yếu tố phải được đặt lên hàng đầu. Irene Rosenfeld đã từng bước thể hiện được năng lực, trí tuệ của mình và chèo lái "con thuyền" Kraft đi đúng hướng.

5. Beth Comstock

Phó chủ tịch GE

Quốc gia: Mỹ

Xếp hạng trong danh sách: 32

Beth Comstock hiện đang là Phó chủ tịch tại General Electric (GE), một trong 500 công ty lớn nhất thế giới năm 2013 (theo Forbes). Thế nhưng mọi thứ không hề bằng phẳng với Beth ngay từ những ngày đầu mới tốt nghiệp.

Năm 2020, số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi(VietQ.vn) - Theo báo cáo nghiên cứu “Kết nối Đông Nam Á”: Tầng lớp trung lưu Việt Nam có triển vọng tăng từ 12 triệu người lên đến 33 triệu người trong 10 năm tới

6. Phebe Novakovic

CEO, General Dynamics

Quốc gia: Mỹ

Xếp hạng trong danh sách: 54 (tăng 11 hạng so với năm 2015)

Phebe Novakovic, cựu nhân viên của Bộ quốc phòng Mỹ và CIA, nay dẫn dắt công ty General Dynamics khởi sắc từ khủng hoảng tài chính của nó. Phebe Novakovic nhận trách nhiệm ở General Dynamics, một trong những nhà thầu quốc phòng hàng đầu thế giới khi công ty đang bị lỗ 332 triệu USD. Chỉ một năm léo lái công ty đi theo định hướng mới, Novakovic đã mang lại lợi nhuận 2,4 tỷ USD cho công ty và bà trở thành một trong những nữ CEO quyền lực nhất.

7. Rosalind Brewer

CEO Sam's Club

Quốc gia: Mỹ

Xếp hạng trong danh sách: 57 (tăng 7 hạng so với năm 2015)

Brewer là CEO của Sam’s Club, một câu lạc bộ được biết đến với chương trình giảm giá và là nhà bán lẻ lớn nhất ở Mỹ. Bộ phận nắm giữ 56,4 tỉ đô la doanh thu này của Wal-Mart có 6.200 địa điểm ở Mỹ, Brazil, và Trung Quốc, và đạt được hơn 47 triệu thành viên.

8. Nguyễn Thị Phương Thảo

Chủ tịch Sovico Holdings

Quốc gia: Việt Nam

Xếp hạng trong danh sách: 62 (lần đầu tiên có tên trong danh sách)

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là tiến sỹ Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế, Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matcơva, Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động Trường Kinh tế Quốc dân Matcơva, Ủy viên sáng lập Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Liên Bang Nga.

Bà đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động kinh tế tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là Tài chính – Ngân hàng. Bà đã và đang tham gia quản trị, điều hành các ngân hàng, định chế tài chính, công ty quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh việc kinh doanh, Bà tham gia tích cực trong các tổ chức giáo dục đào tạo, xã hội, từ thiện… với mục đích gắn kết cộng đồng cho một thế giới tốt đẹp hơn. 

9. Dong Mingzhu

Chủ tịch Gree Electric Appliances

Quốc gia: Trung Quốc

Xếp hạng trong danh sách: 63

Bà Dong Mingzhu, Chủ tịch Tập đoàn điện lạnh Gree là người đứng đầu trong danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất Trung Quốc. Bà Dong đóng một vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa các phương thức bán hàng truyền thống của công ty, thêm bán hàng trực tuyến. Doanh thu năm 2014 của Gree đã tăng lên 22 tỷ USD. Đây là mức kỷ lục trong ngành công nghiệp thiết bị gia dụng ở Trung Quốc.

10. Guler Sabanci

Chủ tịch Sabanci Holdings

Quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ

Xếp hạng trong danh sách: 64 (mất 4 hạng so với năm 2015)

Năm 1978, sau khi tốt nghiệp đại học (23 tuổi), Guler Sabanci chính gia nhập đế chế gia đình- theo chân năm người chú bác. Nữ thanh niên ngày ấy bắt đầu sự nghiệp của mình tại một công ty sản xuất lốp xe mới thành lập của tập đoàn. Cũng kể từ đó, bà nhiều lần nắm giữ nhưng cương vị điều hành quan trọng của công ty. Bà bắt đầu giữ cương vị chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn kể từ năm 2004.

Mặc cho suy thoái kinh tế bao phủ toàn cầu nhưng dưới bàn tay lãnh đạo tài ba của “nữ tướng”, Sabanci Holding đã liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 12%/ năm trong suốt một thập kỷ qua. Và với đà này, tập đoàn hùng mạnh sẽ tiếp tục phát triển trong 10 năm tới.

Thúy Hạnh (T/H)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang