27 điểm nguy cơ trượt đại học: Lỗi của ai?

author 07:10 08/08/2013

(VietQ.vn) – Với cách ra đề như này, sẽ còn rất nhiều thí sinh giỏi bị chết oan, như các em đạt 27 điểm vào ĐH Y Hà Nội. Nên phải thay cách tuyển sinh như hiện nay.

Lời Tòa soạn: Bài viết của TS Lê Hùng Thắng (Mỹ) gửi tới Chất lượng Việt Nam bài phân tích xung quanh chuyện ĐH Y xin Bộ Giáo dục và Đào tạo thêm chỉ tiêu để “cứu” các em đạt 27 điểm.

Cách tuyển sinh lạc hậu dẫn đến nhiều em đạt 27 điểm "chết oan".
Cách tuyển sinh lạc hậu dẫn đến nhiều em đạt 27 điểm "chết oan".

Lổ hổng

Khi chiếc xe đang đi bình thường bỗng nhiên…xịt lốp, người ta mới nhận ra lỗ hổng của săm – lốp để vá.

Cũng vậy, nhờ nguy cơ trượt ĐH của các thí sinh “siêu sao” đạt 27 điểm vào ĐH Y Hà Nội, những điểm vô lý của cách tuyển sinh hiện nay ở Việt Nam mới được nhìn thấy rõ ràng.

Một câu hỏi hết sức tự nhiên đặt ra là, còn bao nhiêu em học giỏi nhưng “chết oan” với cách tuyển sinh như vậy? Bởi Bộ Giáo dục không thể “nhón tay làm phúc” cứu hết các em. Vì như vậy  đã vi phạm chính những quy định mà Bộ đặt ra.

Nếu trượt nguyện vọng 1, các em chỉ có thể học các trường “top giữa”. Bởi các trường “top trên” sẽ không lấy nguyện vọng 2, đó là chưa kể các trường Y – Dược thì lại gần như không bao giờ làm điều đó.

Có 2 khả năng xảy ra với các em học giỏi, trượt nguyện vọng 1.

Đó là học “tạm” một trường nào đó, chờ 12 tháng sau tiếp tục ôn thi vào ngôi trường danh giá nhất Việt Nam.

Hoặc sẽ…ở nhà để ôn thi (không tính đến các em du học tự túc).

Đó là sự lãng phí rất lớn lao khi những em này thừa khả năng học ngành y, trong bối cảnh đất nước thiếu những thầy thuốc giỏi.

Đổi mới thế nào?

Tại Mỹ, kỳ thi tốt nghiệp và thi vào ĐH được thiết kế nhẹ nhàng nhưng không hề dễ với những ai không có khả năng. Thi theo hình thức như SAT, GMAT…sẽ không có các câu hỏi phải học thuộc lòng nhiều, mà chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản và tư duy nhanh nhẹn.

Đề thi cũng không có kiến thức cao siêu như tích phân, số phức, năng lượng hạt nhân…mà thiên về các câu hỏi cần sự thông minh, óc phán đoán, lập luận logic.

Do đó, các em không cần ôn thi nhiều ngày mà vẫn làm được bài, nếu có tố chất.

Nên giả sử, nếu các em trượt kỳ thi tháng 7 thì có thể thi tiếp vào kỳ thi sau đó vài tháng, hoặc thi vào trường khác. (Các trường nên thi nhiều đợt trong năm).

Việc chuyển trường cũng tương tự như vậy.

Giả sử năm đầu có những em học trường A nhưng sau đó thấy mình hợp với trường B hơn thì chỉ cần qua một kỳ thi nhẹ nhàng như GMAT, SAT…kết hợp phỏng vấn, là có thể nộp bảng điểm tín chỉ của ngành A để theo học ngành B.

Như thế, các em sẽ không phải “làm lại từ đầu”, thi lại đại học với biết bao chi phí thời gian và tiền bạc như ở Việt Nam hiện nay.

TS Lê Hùng Thắng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang