36 cổng thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM sẽ được xây dựng và triển khai từ năm 2020

author 16:06 18/09/2017

(VietQ.vn) - Việc thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM sẽ được thực thi từ năm 2020 với 36 cổng thu phí được xây trong vành đai khép kín, áp dụng công nghệ thu phí hiện đại.

Theo đề án của Sở GTVT TP.HCM, từ năm 2020 sẽ tiến hành thu phí các xe ô tô vào trung tâm thành phố. Trao đổi với VTC News, ông ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết đây là đề án thu phí chống ùn tắc vào nội đô thành phố, không phải thu phí bảo trì đường bộ.
Đơn vị thực hiện đề án này là Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (ITD). Đề án này được ITD hoàn thiện, chỉnh sửa đề án cũ trình UBND thành phố từ năm 2012, dự kiến thời gian thu phí sẽ thực hiện từ từ 6h - 17h.

So với trước, đề án lần này có nhiều nghiên cứu bổ sung trong việc áp dụng công nghệ và mở rộng địa bàn thu phí. Theo VnExpress, đơn vị lập đề án đề xuất phương án lắp trạm thu phí theo hai giai đoạn.

+ Giai đoạn đầu triển khai năm 2019 - xây dựng 36 cổng thu phí không dừng trên một vành đai khép kín khu vực trung tâm TP HCM. Trung tâm điều hành sẽ kết nối các cổng, xử lý thông tin và quản lý các hoạt động thu phí của hệ thống.

+ Giai đoạn hai sẽ xây bổ sung 3 cổng trên các tuyến ùn tắc ở khu vực Tân Sơn Nhất như Trường Sơn, Trường Chinh, Cộng Hòa - khi thành phố đã có phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như tuyến metro số 1, xe buýt nhanh...

Số lượng xe ô tô vào trung tâm TP.HCM ngày càng nhiều, gây ách tắc giao thông

Số lượng xe ô tô vào trung tâm TP.HCM ngày càng nhiều, gây ách tắc giao thông 

Theo Công ty ITD, hiện có đến 60-70% ôtô "mượn" đường Trường Sơn chứ không đi vào sân bay Tân Sơn Nhất nên đề án bổ sung trạm thu phí ở đầu đường này, thu tiền trước. Nếu xe nào vào sân bay thì khi ra cổng kiểm soát sẽ được hoàn tiền, góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông khu vực sân bay.

Về thu phí, đơn vị lập đề án xây dựng ba kịch bản để xác định mức phí phù hợp trong thời gian từ 6h đến 17h là 30.000-50.000 đồng tùy loại xe; kiến nghị giảm phí cho taxi và người dân sống trong khu vực trung tâm.

Thêm điểm mới trong đề án lần này là chủ đầu tư sẽ sử dụng công nghệ nhận diện vô tuyến (RFID) kết hợp tự động nhận dạng biển số (ANPR). Cách này được cho là đảm bảo khả năng thu phí đa làn không dừng với công suất 1.800 ôtô mỗi giờ trên một làn, thay vì sử dụng thiết bị OBU như lần nghiên cứu trước.

Tuy nhiên, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên 1.660 tỷ đồng (giai đoạn đầu nghiên cứu là 1.200 tỷ đồng).

Cụ thể các phương án về việc thu phí được đề xuất như sau:

+ Phương án 1, xây dựng mức phí 40.000 đồng áp dụng cho ô tô con, taxi, xe vận chuyển khách theo hợp đồng dưới 9 chỗ.

+ Phương án 2, thu phí 40.000 đồng áp dụng cho ô tô con và taxi, 50.000 đồng cho xe tải, xe khách, xe hợp đồng trên 9 chỗ cố định.

+ Phương án 3, mức phí 30.000 đồng cho taxi, 40.000 đồng cho ô tô con, xe hợp đồng dưới 9 chỗ, xe khách du lịch.

Dù đã đề xuất những phương án khá cụ thể, nhưng hiện vẫn còn nhiều ý kiến của các cơ quan chức năng chưa thực sự đồng thuận.

Vì vậy, , Giám đốc Sở GTVT TP.HCM đề nghị chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án phải tiếp nhận góp ý của các sở, ngành để hoàn thiện, làm rõ những vấn đề còn chưa thống nhất, sau đó gửi Mặt trận Tổ quốc TP.HCM xem xét mới có cơ sở lập dự án khả thi.

Vì sao cơ sở sản xuất bánh Trung thu ở Ba Đình - Hà Nội bị đình chỉ hoạt động?(VietQ.vn) - Vừa qua, một cơ sở sản xuất bánh Trung thu ở quận Ba Đình, Hà Nội đã bị đình chỉ hoạt động vì nhiều sai phạm, nhất là khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Gia Trân (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang