4 kịch bản xung đột có thể xảy ra ở Biển Đông và Hoa Đông

author 06:58 23/11/2014

(VietQ.vn) - Cơ quan nghiên cứu Israel đã đưa ra 4 kịch bản xung đột có thể xảy ra ở Biển Đông và Hoa Đông trong khi Đức tuyên bố có lợi ích sống còn với việc tình hình Biển Đông ổn định.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Cơ quan Israel dự đoán 4 kịch bản xung đột ở Hoa Đông, Biển Đông

Những tin tức mới nhất trên báo chí trích dẫn bản báo cáo của công ty "Chiến lược" Wikistrat - cơ quan nghiên cứu thương mại nổi tiếng Israel liên quan đến các kịch bản xung đột có thể xảy ra Biển Đông và Hoa Đông.

Báo cáo đã chỉ ra 4 nhân tố quan trọng làm cho tình hình Biển Đông và Hoa Đông bất ổn, trong đó bao gồm: tinh thần dân tộc ở khu vực tăng lên và tác động qua lại, năng lực của nhân viên đàm phán và con đường ngoại giao quốc tế, kiểm soát tham vọng tài nguyên biển và xây dựng vũ trang khu vực. Sau khi phân tích 4 nhân tố này, nhà phân tích của công ty Wikistrat cho rằng, Biển Đông và Hoa Đông tồn tại 4 loại kịch bản xung đột.

Kịch bản Bắc Kinh chi phối tình hình Biển Đông và Hoa Đông là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra

Kịch bản Bắc Kinh chi phối tình hình Biển Đông và Hoa Đông là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Ảnh minh họa

Kịch bản 1: Bắc Kinh chi phối tình hình Biển Đông và Hoa Đông

Bài viết cho rằng, trước hết là kịch bản xấu nhất, đó là tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông do Bắc Kinh chi phối. Nhà phân tích của công ty Wikistrat giả định, Mỹ sẽ từ bỏ chiến lược "chuyển trọng tâm sang châu Á", làm cho các nước mới nổi ở khu vực tự thành lập liên minh ngăn chặn Trung Quốc.

Do bản thân liên minh ASEAN tồn tại điểm yếu, hơn nữa khả năng tự bảo vệ có hạn, cộng với tinh thần dân tộc chủ nghĩa lên cao, cho nên, Trung Quốc có thể tương đối tự do thông qua các thủ đoạn quân sự, chính trị và ngoại giao để mở rộng vai trò ảnh hưởng ở Biển Đông và Hoa Đông.

Kịch bản 2: Hai nước Trung Quốc và Mỹ đều lùi một bước

Trong kịch bản này, Mỹ và Trung Quốc sẽ đều lùi một bước, để cho tình hình khu vực phát triển, biến đổi trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi siêu cường. Tuy đã tránh được tình hình xấu nhất, nhưng cạnh tranh giữa các nước chủ trương lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông vẫn tồn tại, đặc biệt là Nhật Bản. Nhiều quốc gia khu vực sẽ lựa chọn nâng cấp lực lượng vũ trang của họ để đề phòng mối đe dọa Trung Quốc trong tương lai.

Mỹ - Trung nhiều lần bất đồng ý kiến về tình hình Biển Đông và Hoa Đông

Mỹ - Trung nhiều lần bất đồng ý kiến về tình hình Biển Đông và Hoa Đông. Ảnh minh họa

Kịch bản 3: Mỹ - Trung tranh đoạt ảnh hưởng ở Đông và Hoa Đông

Ở kịch bản này, nhà phân tích của công ty Wikistrat giả thiết Trung Quốc và Mỹ đều sẽ tiếp tục tìm cách kiểm soát tình hình khu vực, khả năng gây ra xung đột từ tình hình này là cao nhất.

Trong tình hình đó, tinh thần dân tộc chủ nghĩa lên cao, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng cường xây dựng quân bị, cộng với tranh chấp điên cuồng tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển tranh chấp sẽ tiếp tục thu hút sự can thiệp của Washington và làm cho Bắc Kinh tiến hành đáp trả tương ứng.

Kịch bản 4: Quốc tế tự do của Mỹ tiếp tục phát triển

Kịch bản cuối cùng là trường hợp tốt nhất. Trong tình hình này, Trung Quốc thực sự "trỗi dậy hòa bình", đồng thời cho phép Mỹ phát huy vai trò tổng hợp trong xây dựng trật tự khu vực.

Trung Quốc vẫn bị chi phối bởi nhân tố trong nước (bao gồm bất ổn ở Tân Cương) và nhận thức được họ cần sử dụng tốt hơn luật pháp quốc tế và vai trò của nó trong các tổ chức quốc tế. Trong kịch bản này, tầm ảnh hưởng của năng lực quân sự thường tương đối có hạn, mặc dù các bên đều theo đuổi tài nguyên thiên nhiên, nhưng hoàn toàn không vì vậy mà xảy ra xung đột.

Mặc dù các kịch bản nêu trên đã gây ra tranh luận gay gắt cho các nhà phân tích, nhưng cũng đã thực sự cung cấp một số "nội dung chủ yếu chiến lược", trong đó bao gồm: Sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường. Thông qua tiếp tục theo đuổi thủ đoạn cứng rắn về quân sự và ngoại giao, Bắc Kinh sẽ làm cho tình hình Biển Đông và Hoa Đông trở nên nguy hiểm hơn.

Đức tuyên bố có lợi ích sống còn với sự ổn định ở Biển Đông

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức quan ngại về tình hình Biển Đông

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức quan ngại về tình hình Biển Đông. Ảnh TTXVN

Cũng trong thời gian này, phát biểu trong cuộc gặp và làm việc với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, ông Sigmar Gabriel, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức nhấn mạnh, những động thái ở Biển Đông làm Đức lo ngại vì đây là nơi có tuyến hàng hải quốc tế quan trọng với trên 50% hàng hóa vận tải biển của thế giới, đồng thời Đức cũng như châu Âu có lợi ích sống còn đối với sự ổn định ở khu vực này.

Ông Gabriel khẳng định nguyên tắc tự do hàng hải và thương mại toàn cầu đều phụ thuộc vào ổn định và quan điểm của chính phủ Đức là đe dọa và sử dụng vũ lực không phải là cách giải quyết mâu thuẫn mà chỉ có thể giải quyết thông qua đối thoại, dựa trên những quy định đã được quốc tế công nhận. 

“Quan điểm của nước Đức là phản đối việc sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp và các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế", ông Gabriel phát biểu.

Minh Thùy (tổng hợp từ Giáo Dục, Vnexpress)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang