4 tổn thương gây mù lòa do biến chứng đái tháo đường

author 09:56 12/04/2016

Tổn thương võng mạc dẫn đến mù lòa là biến chứng đái tháo đường gây tàn phế đáng sợ.

Hình ảnh nhìn thấy khi mắt bị võng mạc đái tháo đường.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường đáng báo động với số ca mắc hiện nay hơn 5 triệu người. 60% trong số này gặp các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở võng mạc.

Điều tra mới đây của Bộ Y tế cho thấy, tại Việt Nam cứ 10 người bị đái tháo đường thì có tới 6 trường hợp không được chẩn đoán, điều trị. Sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị bệnh cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ suy giảm thị lực, mù mắt tăng cao.

Là bệnh mãn tính gây tổn thương vi mạch toàn thân, đái tháo đường tàn phá hệ thống mạch máu nhỏ (mao mạch) trên võng mạc, tác động trực tiếp đến cấu tạo của võng mạc đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE - có vai trò hàng rào ngăn cách võng mạc với mạch máu, cung cấp chất dinh dưỡng và bảo vệ các tế bào thị giác khỏi các yếu tố gây hại. Từ đó gây ra 4 thương tổn trầm trọng tại võng mạc, làm mất dần thị lực, gồm:

Xuất tiết, xuất huyết võng mạc: Đường huyết tăng cao làm tăng tính thấm thành mạch khiến dịch và máu rò rỉ hoặc vỡ ra tạo thành các đốm hay mảng xuất tiết, xuất huyết. Dịch tiết và máu ứ đọng phá vỡ vai trò hàng rào bảo vệ tế bào thị giác của RPE, làm phù nề võng mạc, gây giảm thị lực.

Xuất huyết dịch kính: Đường huyết tăng làm dày màng nền mao mạch, gia tăng bất thường các tế bào nội mô… khiến mao mạch tắc nghẽn, võng mạc thiếu oxy nuôi dưỡng. Khi đó, RPE trên võng mạc sẽ tiết ra yếu tố kích thích tăng sinh mạch máu mới (tân mạch). Các tân mạch xâm lấn vào dịch kính, do thành mạch yếu nên dễ vỡ, gây xuất huyết dịch kính, ảnh hưởng thị lực.

Bong võng mạc: Các tân mạch vỡ ra sẽ hình thành sẹo, quá trình liền sẹo sẽ co kéo, tách lớp RPE khỏi mao mạch, gây bong võng mạc… khiến người bệnh mất cảm nhận màu sắc, mất thị lực.

Phù hoàng điểm: Có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ khi có tình trạng xuất tiết, xuất huyết do rò rỉ, vỡ mao mạch hay tân mạch. Điều này là do dịch và máu ứ đọng ngày càng nhiều nhưng chức năng bơm nước thừa, chất cặn bã từ võng mạc ra ngoài của RPE hoạt động kém khiến võng mạc, đặc biệt là vùng hoàng điểm bị phù nề, dẫn đến mù lòa.

Điều đáng nói là khi bị đái tháo đường, nhiều người chỉ sợ các biến chứng cấp tính như đột quỵ, nhồi máu, thiếu máu cơ tim… mà không biết rằng mù lòa do võng mạc bị tổn thương còn đáng sợ hơn nhiều. Bởi võng mạc thường bị tàn phá âm thầm, không có biến chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện nếu không tầm soát thường xuyên. Đến khi xuất hiện những triệu chứng rõ ràng như mờ mắt, tầm nhìn dao động, nhìn hình thấy đốm đen,… bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc điều trị rất phức tạp, thậm chí không điều trị được và phần lớn bệnh nhân sẽ bị mù vĩnh viễn.

Hình chụp các tổn thương trên võng mạc khi bị võng mạc đái tháo đường.

Bảo vệ mắt từ sớm đúng cách hạn chế mù lòa

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh võng mạc đái tháo đường nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế mù lòa, vì vậy người bệnh cần thay đổi quan điểm chăm sóc, bảo vệ mắt.

Xưa nay, nhiều người chỉ biết tới cách chăm sóc mắt từ bên ngoài phổ biến như rửa mắt, làm sạch bằng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý… hay cách chăm sóc truyền thống - bổ sung các khoáng chất đơn lẻ qua đường ăn uống như vitamin A, E, zeaxanthin, lutein… Tuy nhiên, đây đều là những biện pháp chưa hoàn thiện. Mắt chỉ được bảo vệ thực sự khi 2 thành phần có chức năng đảm bảo thị lực là võng mạc và thủy tinh thể được bảo vệ toàn vẹn, nghĩa là phải tác động từ bên trong.

Ở người bệnh đái tháo đường, việc chăm sóc mắt từ bên trong càng có vai trò quan trọng khi các nghiên cứu về mắt ở cấp độ sinh học phân tử đã tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc, hoạt động của lớp tế bào RPE với các tổn thương võng mạc. Khi chức năng của RPE bị tổn hại, võng mạc và tế bào thị giác không còn được bảo vệ khiến thị lực suy giảm. Do đó, giúp RPE đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả, an toàn chính là chìa khóa để bảo vệ thị lực.

Hiện nay, tinh chất Broccophane thiên nhiên đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ RPE hiệu quả nhờ tăng tổng hợp Thioredoxin - một protein phân tử nhỏ tập trung nhiều ở mắt giúp RPE hoạt động tốt hơn. Đồng thời giữ vững chức năng hàng rào, hạn chế tiết ra yếu tố kích thích tăng sinh tân mạch, từ đó bảo vệ võng mạc một cách tự nhiên, hạn chế mù lòa.

>> Một giảng viên Đại học Nguyễn Tất Thành bị buộc thôi việc vì 8 năm dùng bằng giả

Theo VNE


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang