5 cách thức thông minh vượt qua khủng hoảng nơi công sở

author 07:17 17/05/2014

(VietQ.vn) – Than vãn, mệt mỏi, đổ lỗi, lờ đi, thậm chí…nhảy việc sớm để tránh trách nhiệm là cách thức không thông minh nhưng được… phần lớn dân công sở áp dụng khi gặp phải khủng hoảng nơi làm việc. Hãy tham khảo lời khuyên sau đây của chuyên gia để có cách ứng xử hiệu quả hơn nhé.

1. Hãy nói lời xin lỗi.

Đừng bao giờ quên rằng khi bạn mắc lỗi, người khác sẽ nhanh chóng thông cảm cho bạn nếu bạn thể hiện sự đồng tình với ý kiến chỉ trích của họ. Những cụm từ như: “Tôi lấy làm tiếc” hay “Tôi thực sự mong điều đó không xảy ra” sẽ có tác dụng khi người nói ra chúng thực sự cảm nhận được mình là người gây ra lỗi lầm đó. Nếu bạn không tự nhận lỗi thì càng về sau cái giá bạn phải trả càng đắt hơn, và hiệu quả làm việc của bạn sẽ mãi mãi không được cải thiện. Danh tiếng cá nhân lâu dài của bạn đáng giá hơn nhiều so với trách nhiệm ngắn hạn mà bạn phải cáng đáng khi nhận lỗi.

Nếu bạn sai, cố gắng nhận lỗi trước khi bị chỉ trích.

Nếu bạn sai, hãy cố gắng nhận lỗi trước khi bị chỉ trích.

2. Lý giải điều gì đã xảy ra.

Sếp của bạn luôn phải biết rõ những hoạt động nào đang diễn ra trong văn phòng của anh ta, khi nào thì anh ta nhận được các báo cáo mới, bởi vậy họ sẽ rất chú ý đến các thời điểm bạn phải trình bày, báo cáo thông tin mới. Bạn sẽ khiến sếp của bạn phát bực nếu chỉ nói rằng công việc mới đang ở giai đoạn khởi động trong khi sếp lại đinh ninh phần công việc nào đó lẽ ra phải đang được tiến hành. Phần lớn các công ty sẽ gặp khó khăn khi gặp phải các vấn đề liên quan quá nhiều đến pháp lý hay kĩ thuật, nhưng có một cách dễ hơn để họ lâm vào khủng hoảng, đó là không xác định được hay xác định sai những gì đã diễn ra trong văn phòng.

3. Sau đó, hãy dự tính điều gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Không ai hi vọng khó khăn sẽ tìm đường quay trở lại với công ty. Bởi vậy, phải đề ra những phương án thật cụ thể, ví dụ như thắt chặt hơn nữa tiêu chuẩn an toàn nếu vấn đề gặp phải liên quan đến vấn đề sản xuất. Hãy chú trọng vào nhân tố quan trọng nhất của từng vấn đề, ví dụ như bạn gặp khó khăn về doanh số, chỉ tiêu, rõ ràng bạn sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến khách hàng của mình, phải tìm cách để họ quẹt thẻ tín dụng mà vẫn vui vẻ, thoải mái.

4. Học tập cách người khác vượt qua khủng hoảng.

Bạn nên học theo cách mà CEO Mary Barra của Rokie (một doanh nghiệp sản xuất ô tô) đã làm để đi qua khủng hoảng. Barra đã hành động rất nhanh để đảo ngược tình thế với General Motor. Để giữ được vị trí của mình, Mary đã dùng đến “những phương án lạ thường”, lý giải cặn kẽ nguyên nhân cản trở sự hồi sinh của công ty, truy vấn người phải chịu trách nhiệm cho từng vấn đề. Đôi khi, Mary quên đi vị trí của người đã làm việc lâu năm, nhìn nhận sự việc với tư cách người ngoài cuộc. Với một cái đầu thông thoáng hơn, ở một vị trí đơn giản hơn, đôi khi người ta sẽ tìm được nhiều phương án hiệu quả đến bất ngờ.

5. Chấp nhận rằng đôi khi bạn không phải là người chiến thắng.

Kể cả những lãnh đạo cấp cao có cống hiến lớn trong những giai đoạn khó khăn của công ty cũng có thể có ngày bị…sa thải. Người lãnh đạo luôn là người phải chịu trách nhiệm sau cùng cho mọi vấn đề trong cơ quan, và họ sẽ phải ra đi nếu không thể giúp công ty phát triển. Dù sao, những thay đổi về mặt nhân sự sẽ mở đường cho những bước phát triển tiếp theo, dần dần phục hồi uy tín của công ty. Hãy coi sự ra đi như việc bạn sẽ được mặc một bộ đồ vừa vặn hơn, có một cơ hội để đến một vạch xuất phát mới mẻ, thú vị hơn.

Hạnh chi (th)


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang