5 địa điểm đi lễ tại Hà Nội nhất định không thể bỏ qua dịp đầu năm

authorHòa Lê 11:30 18/02/2018

(VietQ.vn) - Dưới đây là 5 địa điểm đi lễ tại Hà Nội dịp đầu năm mà không thể bỏ qua.

Thăng Long tứ trấn

Khi đã sinh sống, làm việc, định cư tại Hà Nội thì nên đi lễ tại 4 ngồi đền linh thiêng này. Tương truyền rằng khi đi lễ đủ 4 nơi này đầu năm trong Kinh Thành Thăng Long sẽ được sự bảo vệ chở che, từ tránh hạn giao thông cho đến thuận lợi trong tài lộc .

Thứ tự đi Thăng Long tứ trấn lần lượt là:

Đền Bạch Mã - ở Hàng Buồm (phía Đông)

Đền Voi Phục - ở công viên Thủ Lệ (phía Tây)

Đền Kim Liên - ở đường Xã Đàn - (phía Nam)

Đền Quán Thánh - ở đường Quán Thánh giao với đường Thanh Niên - (phía Bắc)

5 địa điểm đi lễ tại Hà Nội nhất định không thể bỏ qua dịp đầu năm

 Thăng Long tứ trấn là địa điểm đi lễ đầu năm không thể bỏ qua. Ảnh minh họa

Lưu ý: Nên đi theo thứ tự.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ công chúa Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tài lộc. Phủ Tây Hồ còn có vị trí rất đẹp, ngay sát Hồ Tây. Trong những ngày đầu năm, nơi đây luôn thu hút du khách bốn phương lễ, xin lộc đầu năm.

Chùa Vạn Niên

Song hành với Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tuổi, chùa Vạn Niên nằm trên đường Lạc Long Quân vẫn mang những nét cổ kính và tĩnh đạm nơi cửa Phật giữa không gian hối hả, nhộn nhịp chốn Hà Thành.

Theo Thăng Long cổ tích khảo, thì “Chùa ở bờ Tây hồ Tây... Lý Thuận Thiên năm thứ 5 (1014), Hữu Nhai tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các Tăng đồ. Vua xuống chiếu ban cho. Bấy giờ, danh tăng Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường thời Lý kế thừa trụ trì ở đây”.

Hiện chùa còn giữ bộ di vật với hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị lịch sử - văn hoá nghệ thuật cao. Ngày 31-10 vừa qua, chùa đã tổ chức lễ an vị bức tượng phật Thích Ca, cao hơn 1,3 m và nặng 600kg, được làm từ ngọc Phỉ Thuý (Jadeit tự nhiên) càng làm cho bộ di vật của ngôi chùa thêm độc đáo.

Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch yêu cầu 'chấn chỉnh' hoạt động Hầu đồng(VietQ.vn) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành văn bản yêu cầu các Sở địa phương chấn chỉnh việc thực hiện hoạt động Hầu đồng.

Chùa Hà

Nổi tiếng là ngôi chùa cầu tình duyên, trong ngày đầu năm Chùa Hà càng thu hút nhiều du khách, Phật tử đến lễ đầu năm và xin tình duyên được vẹn tròn. Đó là lý do nếu ở các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú.

5 địa điểm đi lễ tại Hà Nội nhất định không thể bỏ qua dịp đầu năm

 Nổi tiếng là ngôi chùa cầu tình duyên, trong ngày đầu năm Chùa Hà càng thu hút nhiều du khách. Ảnh minh họa

Đình Giảng Võ

Giảng Võ là vùng đất từng có kho trại quân đội và trường võ bị thời xưa. Đình Giảng Võ được xây dựng từ thế kỷ 15. Trong đình thờ bà Lý Châu Nương tức Lý Thị Châu, một nữ tướng phụ trách kho lương của quân đội thời nhà Trần, do đó dân quen gọi là Bà chúa Kho.

Theo thần phả còn giữ trong đình, Lý Thị Châu hồi nhỏ sống ở quê mẹ, xưa thuộc phường Võ Trại (nay là Giảng Võ), huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, Thăng Long. Lớn lên theo học ở phường Bích Câu gần đó, 16 tuổi đã văn võ song toàn. Lý Châu Nương sớm xe duyên cùng ông Trần Thái Bảo, một vị tướng từng trấn giữ Hoan Châu (nay là Nghệ An-Hà Tĩnh), làm quan trải 2 đời vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.

Lý Châu Nương có công lớn trong việc giữ kho lương thực quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến đầu chống giặc Nguyên với chức phong Quản trưởng quốc khố. Nghe tin chồng tử trận, Bà tự vẫn. Vua Trần phong Bà làm Phúc thần phường Võ Trại, truyền dựng đền ngay trong khu kho để nước nhà thờ cúng… lại truyền cho phường tu sửa lại cung doanh để thờ tự, lấy nơi ở cũ làm đền thờ chính.

Hòa Lê (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang