5 lý do “giết chết” các doanh nghiệp nhỏ

author 15:26 20/05/2013

(VietQ.vn) - Việc khởi nghiệp từ các doanh nghiệp nhỏ bao giờ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Theo thông kê, 50% doanh nghiệp chỉ tồn tại trong vòng 5 năm và tiếp tục giảm một nửa sau trong vòng 10 năm.

Thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân khiên nhiều người có những ý tưởng tuyệt vời nhưng thất bại trong khởi nghiệp.
Thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân khiên nhiều người có những ý tưởng tuyệt vời nhưng thất bại trong khởi nghiệp.

Có rất nhiều lý do khiến cho việc khởi nghiệp trở nên khắc nghiệt. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là 5 lý do sau đây:

1. Thiếu vốn

Hầu hết các doanh nghiệp khi khởi nghiệp đều bắt đầu bằng cách tự túc về vốn. Những chủ sở hữu thường dốc hết tiền vào đầu tư cho đến khi không còn đủ khả năng để “nuôi” doanh nghiệp của mình. Bởi vậy, việc phải đóng cửa công ty là điều đương nhiên.

2. Không giữ được “lửa”

Hầu như tất cả những chủ doanh nghiệp đều nhỏ đều không muốn gặp nhiều rủi ro nên luôn đặt nhiều thời gian để khiến nó thành công . Nhưng muốn giữ được nhịp đọ của nó trong thời gian dài là việc không dễ dàng gì. Khi bắt đầu kinh doanh, bạn rất dễ mất đi niềm đam mê và sự cố gắng mà bạn có.

3. Không giữ mối quan hệ với khách hàng

Điều đó rất quan trọng đối với một chủ doanh nghiệp nhỏ để không xem thường khách hàng. Bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với những khách hàng thân thiết của mình, hãy dành thời gian để nhận ra họ, chăm sóc họ và tìm hiểu những gì bạn có thể làm để cải thiện những gì họ không hài lòng. Khi bạn ngừng tương tác với khách hàng, những người đó sẽ nghĩ rằng bạn không quan tâm họ và sẽ tìm nơi khác.
Ảnh: Chăm sóc khách hàng chu đáo là một trong những cách đi đến thành công.

4. Không ứng phó được với cạnh tranh

Nếu bạn thành công, những doanh nghiệp khác sẽ cố cạnh tranh với bạn. Đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác với mức giá thấp hơn, quy trình sản xuất ngắn hơn và sự bảo đảm, giá trị hay chất lượng tốt hơn. Sự tồn tại của doanh nghiệp bạn phụ thuộc vào cách bạn ứng phó với cạnh tranh. Hãy tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình và làm thế nào để đối phó với họ.

5. Chuyển dịch công nghệ không phù hợp

Nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp một dịch vụ công nghệ, đừng bao giờ để lỗi thời mà hãy luôn cập nhật để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển một sản phẩm công nghệ, không nên thiết kế quá mức sản phẩm khi đối thủ cạnh tranh cung cấp một cái gì đó đơn giản hơn. Luôn giữ mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng để có thể chuyển đổi thông tin một cách dễ dàng. Đừng bao giờ phát triển một ứng dụng mà không có người dùng và khách hàng trong đó.

Thanh Nhàn

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang