80% trường hợp viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam là người già

author 07:00 13/03/2019

(VietQ.vn) - Bệnh viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm đặc hiệu chiếm khoảng 0,5-2% dân số cả nước, tập trung đến 80% ở độ tuổi trung niên, người già. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới (tỷ lệ 2,5:1).

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn viêm mãn tính có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến khớp của bạn. Ở một số người, tình trạng này có thể làm tổn thương da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công nhầm vào các mô của chính cơ thể bạn.

Không giống như tổn thương hao mòn của viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của bạn, gây sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

Đau, nóng, sưng khớp;

Cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng và sau khi không hoạt động;

Mệt mỏi, sốt và chán ăn.

 Ảnh: verywellhealth.com

Viêm khớp dạng thấp sớm có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ hơn của bạn trước tiên - đặc biệt là các khớp ngón tay và khớp ngón chân.

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng thường lan đến cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xảy ra trong cùng một khớp ở cả hai bên cơ thể.

Tuy nhiên có khoảng 40% những người bị viêm khớp dạng thấp trải qua các dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mắt, phổi, tim, thận, tuyến nước bọt, mô thần kinh, tủy xương và mạch máu.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và thậm chí có thể đến và đi. Thời kỳ hoạt động của bệnh tăng lên xen kẽ với thời gian thuyên giảm tương đối - khi sưng và đau giảm dần hoặc biến mất. 

Theo thời gian, viêm khớp dạng thấp có thể khiến khớp bị biến dạng và lệch khỏi vị trí ban đầu.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp bao gồm:

Giới tính. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Cụ thể 70 - 80% người bệnh đều là phụ nữ, trong đó 2/3 trường hợp là đối tượng trên 30 tuổi.

Tuổi tác. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu ở tuổi trung niên.

Di truyền. Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp ở gia đình có bố mẹ bị bệnh cao hơn 2-3 lần so với gia đình khác.

Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp, đặc biệt nếu bạn có khuynh hướng di truyền để phát triển bệnh. Mức độ hút thuốc cũng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Môi trường làm việc. Tiếp xúc thường xuyên với môi trường làm việc nhiều amiAng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp.

Béo phì. Những người thừa cân hoặc béo phì - đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống - có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.

Huy Hoàng (theo: mayoclinic)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang