Những lưu ý khi mua bộ nguồn máy tính

authorDũng Anh 12:40 17/10/2015

(VietQ.vn) - Nếu đang có ý định nâng cấp bộ nguồn để máy tính có thể chạy ổn định hơn thì người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng vì có rất nhiều vấn đề cần quan tâm khi mua một bộ nguồn phù hợp để sử dụng hiệu quả nhất.

Sự kiện: Thủ thuật công nghệ

Bộ nguồn máy tính là thành phần được xem nhẹ nhất khi chọn mua máy tính. Đa phần người dùng sẽ chọn bộ nguồn có giá "dễ thở" nhất và dành chi phí cho những thiết bị chủ chốt như RAM, CPU, HDD... Tuy nhiên bộ nguồn kém chất lượng lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hỏng hóc, sự ổn định, và chi phí tiền điện hàng tháng. Chính vì thế hãy tham khảo 5 lưu ý khi chọn mua bộ nguồn máy tính để chắc rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn.

Hoạt động đúng với thông số

Đầu tiên người dùng cần quan tâm đến thông số, và mức độ hoạt động chính xác của các thông số. Nếu mua bộ nguồn rởm thì rất có thể các thông số sẽ hoạt động không chính xác. Chẳng hiện như dòng điện, hiệu suất, nguồn, v.v... Chính vì thế điều đầu tiên người dùng nên cân nhắc đó là mua nguồn từ những cửa hàng uy tín để tránh tình trạng "tiền mất tật mang."

Những lưu ý khi mua bộ nguồn máy tính

Bộ nguồn máy tính tốt sẽ đạt hiệu suất tối đa

Hiệu suất cao

Thông thường nguồn máy tính có hiệu suất càng cao thì càng tốt. Ví dụ nếu hiệu suất 80% thì bộ nguồn có điện năng 250W thực tế chỉ hoạt động ở 200W mà thôi, còn 50W là bị lãng phí. Trong khi đó nếu hiệu suất là 90% thì điện năng tiêu hao chỉ là 22W mà thôi. Chính vì thế nên chọn bộ nguồn có hiệu suất cao một chút để đỡ lãng phí điện năng.

Không nhiễu điện

Một điểm quan trọng tiếp theo khi mua nguồn máy tính đó là thiết bị phải "sạch" hết mức có thể. Có nghĩa là người dùng sẽ không phải lo lắng về nhiễu điện hay biến động của nguồn.

Cấp đúng giá trị cho phép

Ngoài ra một bộ nguồn chuẩn thì giá trị cho phép cũng phải hoạt động chính xác. Ví dụ giá trị cho phép của đầu ra là 12V mà con số này lại nhảy lên 13V thì dễ dẫn đến tính trạng các thiết bị khác trên máy tính bị chập hoặc cháy.

Tự động tắt

Cuối cùng là khả năng tự ngắt của nguồn khi có trường hợp rủi ro xảy ra. Chẳng hạn như máy tính quá nóng, các thiết bị có vấn đề. Nó sẽ giảm thiểu nguy cơ cháy nổ tối đa trong quá trình sử dụng máy tính.

Dũng Anh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang