Cách điều trị đau nhức xương khớp ngày gió mùa

author 11:51 07/12/2015

(VietQ.vn) - Đau nhức xương khớp luôn là nỗi phiền toái của nhiều người, nhất là người cao tuổi, béo phì, người phải lao động nặng, làm việc sai tư thế...

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp trong đó chủ yếu do tuổi tác: Tuổi càng cao, khớp xương càng lão hóa. Do bệnh tật, viêm nhiễm dẫn đến tình trạng thoái hóa nhanh chóng, xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm khuẩn (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu…).

Chấn thương vùng xương khớp như: tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao, té ngã. Thiếu hụt canxi gây loãng xương cũng làm đau nhức khớp.

Do thừa cân, béo phì: trọng lực của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau. Ngoài ra, làm việc quá sức, lao động nặng kéo dài, nằm ngủ sai tư thế cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phát bệnh đau nhức khớp xương.

cách điều trị đau nhức xương khớpCó thể giảm đau bằng cách chườm ấm trong điều trị thấp khớp

Một nguyên nhân gây tái phát và tăng các cơn đau xương khớp là thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể làm cho mạch máu co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, do đó các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức.

Những điều nên làm khi có biểu hiện đau nhức xương khớp

Khi có biểu hiện đau nhức xương khớp, người bệnh cần xử trí như sau:

Đi khám chuyên khoa cơ xương khớp càng sớm càng tốt để các bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả. Không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà có thể gây nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó nếu dùng thuốc không đúng sẽ làm bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Người bị đau xương khớp nên ăn rau quả như cam, cà chua và đi bộ hàng ngày phòng tránh đau khớp. Có thể giảm đau bằng cách chườm ấm bằng khăn thấm nước nóng vùng khớp (nếu có điều kiện thì ngâm trong bồn tắm có nước ấm để cho người ấm lên, sau đó lau người khô và mặc quần áo). Hoặc xoa, bóp nhẹ nhàng vào khớp làm cho nóng lên.

Nếu thấy có hiện tượng cứng khớp thì cần tập co, duỗi (khớp gối, cổ chân), mát-xa cho mạch máu lưu thông, làm cho các bắp thịt quanh khớp xương giãn ra, làm giảm cơn đau nhức.

Một số bài thuốc từ các nguyên liệu có trong nhà bạn được lưu truyền trong dân gian bạn có thể áp dụng để chữa bệnh.

Lá xương sông: Giã nát, vào nóng rồi đắp lên vùng khớp đau.

Rau cần: Giã nát, vắt lấy nước, cho thêm ít đường trắng đun sôi, uống thay trà. Trà này trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.

Bắp cải: Ép nước bắp cải sống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm, hoặc hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất hữu hiệu.

Ngải cứu trắng nướng nóng: Rửa sạch, cho muối vào rồi ướng nóng lên, sau đó đắp vào vùng khớp bị đau. Khi thấy đau, đắp ngải cứu muối sẽ giúp giảm đau; bạn cũng có thể chườm nóng hằng ngày để phòng bệnh.

Đu đủ: Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ một chén nước, đun nhỏ lửa. Khi thấy mễ nhân mềm cho vào ít đường trắng. Dùng một thời gian sẽ đỡ.

Trà xanh: Các chuyên gia thuộc Đại học Michigan (Hoa Kỳ)đã chỉ ra rằng trong trà xanh có chứa chất epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có tác dụng làm giảm quá trình sưng viêm, nguyên nhân đầu tiên gây nên chứng viêm khớp mãn tính. Vì vậy, bạn nên hình thành thói quen lành mạnh uống từ 3-4 tách trà /ngày để “thanh lọc” cơ thể hiệu quả chống lại cơn đau do viêm khớp.

Lá lốt: Ăn 50- 100g lá lốt mỗi ngày có thể cải thiện đau nhức khớp. Ngoài ra, bạn còn có thế áp dụng bài thuốc: 5-10 g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống ấm trong ngày, uống sau bữa tối. Uống trong 10 ngày.

Thu Thủy (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang