Nghi vấn quẹt thẻ mất gần 700 triệu: Làm gì để bảo vệ tài khoản của bạn?

author 13:05 14/10/2016

(VietQ.vn) - Phải kiểm soát hoàn toàn khi đưa thẻ tín dụng cho người khác thực hiện giao dịch, kiểm soát in sao kê tài khoản…để tự bảo vệ tài khoản ngân hàng.

Thông tin nghi vấn về việc một du khách mất gần 700 triệu khi thanh toán tiền ăn qua máy POS tại nhà hàng khiến nhiều khách hàng sử dụng thẻ thanh toán quan tâm.

Ngày 14/10, phóng viên báo VietQ.vn đã có cuộc phỏng vấn TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia Tài chính, Ngân hàng về việc chủ động bảo vệ tài khoản không bị xâm phạm.

Thưa ông, là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quan điểm của ông về sự việc du khách nước ngoài bị quẹt thẻ 8 lần và mất gần 700tr?

Sự việc xảy ra phải quy trách nhiệm cho cả 2 bên, phía nhà hàng và khách hàng.

Trước tiên, là sự sơ hở của khách hàng khi để nhân viên nhà hàng thực hiện giao dịch nhiều lần mà không kiểm tra, đặc biệt là khách hàng không nhận được biên nhận mà ký vào đó.

Thứ hai, về trách nhiệm của phía nhà hàng, đầu tiên là bộ phận quản lý, nếu không đồng loã với cán bộ nhân viên để thực hiện nhiều giao dịch lên đến cả trăm triệu thì đã kiểm soát được cấp dưới của mình, đó là sự thiếu sót của ban quản lý nhà hàng. Chưa kể người quản lý cũng đồng loã với nhân viên nhà hàng để tạo ra sự thiệt hại cho khách hàng.

Qua sự việc trên, ông có lời cảnh báo gì với người dùng thẻ tín dụng? Và khi gặp trường hợp tương tự, chủ thẻ nên làm gì để tránh bị xâm phạm tại khoản?

Về phía khách hàng, không thể đưa thẻ tín dụng của mình cho nhân viên nhà hàng cầm đi, phải luôn kiểm soát, theo dõi trong quá trình thanh toán rồi ghi nhận biên lai và lấy thẻ để tránh tất cả những trường hợp họ có thể sao chụp được thẻ của mình, hoặc nhanh tay thao tác như sự việc với vị du khách người Úc vừa qua.

Bởi sẽ có nhiều tình huống xảy ra, có thẻ trong tay, họ sẽ chụp ảnh thẻ tín dụng bằng điện thoại mặt trước và mặt sau, mặt trước có tên – số thẻ - ngày hết hạn; mặt sau có chữ ký của khách hành và mật mã ở trong khung chữ ký, mật mã đó có 3 chữ số là chìa khoá bảo mật của thẻ tín dụng.

Nếu kẻ gian nắm được những thông tin trên, họ dễ dàng lên mạng sử dụng một cách vô tư. Vì tất cả giao dịch mua bán qua mạng không được thực hiện với người mua. Nhiều trường hợp sau một đêmngủ dậy, nhận được thông báo thẻ của mình bị trừ tiền, đó là họ không thực hiện nhưng kẻ gian đã nắm được thông tin của họ rồi thực hiện.

TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia Tài chính, Ngân hàng: "Phải luôn kiểm soát, theo dõi trong quá trình thanh toán". Ảnh: Internet.

Thứ 2, khi thực hiện những giao dịch trong thẻ tín dụng phải có biên nhận, phải đảm bảo những giao dịch đó được thực hiện đúng theo những con số giao dịch. Phía nhà hàng phải so sánh chữ ký trên biên nhận với chữ ký trên thẻ tín dụng, người quản lý có trách nhiệm kiểm tra nhưng giao dịch phải khớp với thông tin khách hàng.

Về phía ngân hàng, nhiều ngân hàng hiện nay có 2 lớp bảo vệ giao dịch cho khách hàng.

Lớp thứ nhất, thẻ tín dụng được in và ký; nếu dùng thẻ ghi nợ để thanh toán thì phải nhập mã pin, còn sử dụng thẻ tín dụng thì thường chỉ so sánh chữ ký.

Lớp thứ 2 là sử dụng mã OTP, khi giao dịch đang thực hiện, khách hàng sẽ nhận được một mã OTP vào điện thoại, khách hành phải đánh lại mã đó trên giao dịch mới có thể tiếp tục thực hiện. Khi dùng mã này, kẻ gian không thể thực hiện các giao dịch. Hình thức bảo mật dùng mã    OTP hiện chỉ có một số ngân hàng đang áp dụng.

Ông có lưu ý gì đối với các ngân hàng trong vấn đề bảo mật tài khoản và thông tin tài khoản khách hàng!?

Nhiều ngân hàng đã sử dụng mã bảo mật OTP và một số ngân hàng đã có sự nghi ngờ giao dịch bị xâm phạm; nghĩa là số tiền được giao dịch nhiều lần trong một ngày thì phía ngân hàng phải có một sự nghi ngờ giao dịch bị xâm phạm, khi đó, ngân hàng sẽ gọi điện cho khách hàng xác nhận việc thực hiện giao dịch đó.

Tất cả các ngân hàng nên có cán bộ nhân viên theo dõi việc giao dịch của khách hàng, việc giao dịch nhiều lần và lên đến hàng trăm triệu đồng như sự việc đáng tiếc vừa qua thì thực là một giao dịch đáng ngờ.

Công ty URC nói gì về 'nghi án' nhà cung cấp chất phụ gia cho URC bị phạt(VietQ.vn) - Trước thông tin đơn vị nhập khẩu nguyên liệu cho URC bị xử phạt và thu hồi Giấy chứng nhận VSATTP, phía công ty URC đã phủ nhận thông tin trên.

Cảnh báo chung cho tất cả những người đang sử dụng thẻ ngân hàng, thưa ông?

Phải luôn kiểm soát tài khoản của mình qua bản sao kê, nếu cẩn thận hơn, nên ít nhất 1 lần nhận được bản sao kê từ ngân hàng thì dò xét lại những giao dịch hoặc nên mỗi tuần một lần dò xét lại.

Bất cứ khi nào, nếu ngân hàng có cảnh báo thì chớ có làm ngơ, khi nhận được cảnh báo của ngân hàng, bắt buộc ta phải tức thì kiểm tra ngay, cần thiết thì đề nghị ngân hàng khoá thẻ.

Khách hàng nên tự cảnh giác mọi tình huống xấu xảy ra, nếu báo thẻ lỗi thì ngay lập tức đưa thẻ khác ra giao dịch.

Đặc biệt chú ý, khi nhận được thông tin những giao dịch không thành công, khách hàng nên tự đặt câu hỏi thực hiện nhiều giao dịch nhưng tại sao một giao dịch lại thực hiện thành công!?

Loan Bảo

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang