Giật mình với thực phẩm quen thuộc bị nhiễm chì

author 07:24 22/03/2014

(VietQ.vn) - Gạo, thịt, rau muống, cam, quýt... là những thực phẩm ăn hàng ngày đứng đầu danh sách nhiễm chì cao.

Các loại thực phẩm nhiễm chì phổ biến

cacthucphamnhiemchi Gạo, thịt, trứng, cam, quýt... là những thực phẩm nhiễm chì cao

 ThS Phạm Mỹ Linh, Viện Nghiên cứu Rau quả Quốc gia cho hay, thường thực phẩm nhiễm chì là do môi trường ô nhiễm, trồng ở những nơi có nguồn đất, nguồn nước bị nhiễm độc hoặc dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh... bị nhiễm chì hoặc các chất độc hoá học khác để chứa đựng thực phẩm; để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nơi ô nhiễm. Đặc biệt, hầu hết phân bón rau quả đều có chì ở các mức độ khác nhau khiến thực phẩm bị ảnh hưởng.

Theo đó, nhóm thực phẩm ăn hàng ngày bị nhiễm chì cao nhất là ở gạo, thịt lợn, rau muống, tôm dảo, cam, quýt... Thực phẩm vượt quá quy định của Bộ Y tế về cadimin (kim loại gồm sulfua lẫn với carbonat kẽm) nhiều nhất cũng có ở gạo, thịt lợn, thịt bò. Cadimin cũng xuất hiện tại các thực phẩm khác như trứng gà (theo Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện nghiên cứu từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010).

gaonhiemchinhieunhat          Gạo đứng đầu trong danh sách thực phẩm nhiễm chì cao

 Với các kim loại nặng có độc như chì, cadimin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) từ năm 1999 đã đưa ra giới hạn tối đa ăn vào hàng ngày và hàng tuần tính theo trọng lượng cơ thể, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của con người. Cuộc điều tra đã đưa ra kết quả tiêu thụ thực phẩm của trẻ có nhiều yếu tố nguy cơ cho sức khỏe. Hàm lượng chì ăn vào qua khẩu phần ăn của trẻ ở mức vượt quá đến 80% giới hạn tối đa ăn vào hàng ngày. Lượng cadimin đưa vào cơ thể chủ yếu từ gạo ăn hàng ngày với mức 358% giới hạn tối đa ăn vào hàng ngày và 178% giới hạn tối đa ăn hàng tuần.

Tác hại khôn lường của nhiễm độc chì

 Chì là một kim loại mềm màu xám, tạo nhiều hợp chất có màu sắc khác nhau (như muối chì cromat có màu vàng rất đẹp) nên thường được dùng trong pha sơn, kỹ nghệ thủy tinh, làm chất màu cho đồ gốm... “Ăn phải thực phẩm nhiễm chì vượt quá hàm lượng cho phép, người sử dụng có nguy cơ bị ngộ độc chì, nếu ở người lớn, trên 94% lượng chì vào cơ thể sẽ được tích tụ trong xương thì ở trẻ em, chỉ khoảng 64% tổng lượng chì sẽ tích tụ trong xương (do xương kém đậm đặc), còn lại sẽ tích tụ ở máu, não, thận.

Nếu hàm lượng chì tích tụ ở máu cao (trên 0,8ppm) sẽ gây giảm hồng cầu khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, da xanh xao. Còn chì tích tụ ở trên thận sẽ làm giảm lưu lượng máu đến thận, hậu quả gây tiểu đạm, tiểu máu và dần gây suy thận.Ngộ độc chì có thể gây phù não, phá huỷ tế bào não… Với di chứng phù não, phá huỷ tế bào não do ngộ độc chì, dù có được cứu sống thì người bệnh cũng chịu di chứng thần kinh nặng nề không thể hồi phục. Trong trường hợp thường xuyên tiếp xúc với chì, hàm lượng chì trong cơ thể sẽ tích tụ mỗi ngày một nhiều gây ngộ độc mạn. Lúc này người bệnh có biểu hiện đau tê ở đầu ngón chân, tay; bắp thịt mỏi yếu; nhức đầu, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, với phụ nữ có thể bị sẩy thai…

antoanthucphamchogiadinh Cùng tạo bữa ăn an toàn cho đại gia đình

 Theo BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên PGĐ BV Nhi TƯ, ở trẻ em, chỉ cần sau một thời gian bị nhiễm chì ở nồng độ chì trong máu là 6mg/dl, quá trình chuyển hóa của tế bào não sẽ bị cản trở dẫn đến gián đoạn dẫn truyền thông tin giữa tế bào thần kinh và các tế bào khác. Kết quả não trẻ vẫn phát triển ở mức thấp, không đạt mức chuẩn về chỉ số thông minh, gây khó khăn cho trẻ trong học tập, tư duy.

Tuy nhiên, những biểu hiện này không xuất hiện ngay khi lúc nhỏ mà tạo tiền đề cho giai đoạn trưởng thành sau này. Các điều tra cho thấy có sự tương quan nghịch giữa sự tăng nồng độ chì trong máu và suy giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Cứ tăng 10mg/dl chì trong máu sẽ làm giảm IQ 5 điểm.

Sự gây độc của chì cho cơ thể rất nặng nề, lâu dài và hay tái phát do thời gian bán hủy để thải chì ra khỏi cơ thể là rất lâu. Để chì thải hết khỏi thận là 7 năm, trong xương là 32 năm với điều kiện cơ thể không phải tiếp tục nhận chì từ nguồn thực phẩm nhiễm chì”, bà Lê Thị Hồng Hảo, Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP QG cảnh báo.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, người tiêu dùng, đặc biệt là gia đình có con nhỏ nên mua thực phẩm tại các cửa hàng/siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Thu Trang (th)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang