Có nhiều số phiếu không tín nhiệm, cán bộ có thể xin từ chức

authorViết Cường 06:18 23/05/2015

(VietQ.vn) - Theo dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức

Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

quốc hội việt nam

Theo dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là một trong 7 hoạt động giám sát của Quốc hội (Điều 12).

Cụ thể hóa quy định trên, Điều 19, dự thảo quy định Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.

Về bỏ phiếu tín nhiệm, Điều 20 dự thảo quy định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong 4 trường hợp: Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị; Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp trình Quốc hội; Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; Người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định: Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức.

Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang