Nguy hiểm rình rập từ thực phẩm Tết không rõ nguồn gốc

author 10:40 10/02/2015

( VietQ.vn) - Mỗi dịp Tết đến, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng lên rất nhiều và đi liền với đó là nỗi lo về nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm từ những thực phẩm đang được bày bán tràn lan trên thị trường.

Sự kiện: Thực phẩm bẩn kinh hoàng

Cận Tết, thị trường thực phẩm càng trở nên sôi động, đây cũng là thời điểm các loại hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm được dịp trà trộn, tung hoành và là nguyên nhân chính gây ra các ca ngộ độc thực phẩm trong dịp này. 

Ngộ độc thực phẩm từ các loại bánh mứt kẹo Tết

Khảo thị tại Hà Nội những ngày giáp Tết, thị trường tràn ngập các loại bánh, mứt, kẹo nhập nhèm xuất xứ, chất lượng. Đặc biệt, tại chợ đầu mối Đồng Xuân và khu vực phố Hàng Buồm, hầu hết bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí... đều không có bao bì, nhãn mác mà chủ yếu bán cho khách mua theo ký. 

goài ra, tình trạng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu đã được kiểm soát nhưng vẫn còn tồn tại. Hàng hóa không có giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc được trà trộn vào hàng trong nước ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Ngộ độc thực phẩm từ bánh mứt kẹo không rõ nguồn gốc

Ngộ độc thực phẩm từ bánh mứt kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết khi nhu cầu tiêu dùng lớn, nếu không kiểm soát tốt sẽ là cơ hội để các sản phẩm trôi nổi, không nguồn gốc, kém chất lượng... được tung ra thị trường và gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38ºC.

Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng này thường nặng. Nếu nôn nhiều lần và đi ngoài nhiều lần, người bệnh sẽ dễ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn đến bị trụy tim mạch và sốc. Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước, nhất là nôn nhiều, sốt cao, miệng khô, môi khô, thở nhanh sâu, mệt lả, hay co giật. 

Các cách phòng tránh 

Người tiêu dùng nên mua thực phẩm chế biến sẵn ở những nơi có uy tín và bảo quản hợp vệ sinh. Chọn mua đồ hộp cần chú ý hạn sử dụng còn dài, ghi rõ nơi sản xuất, nhà phân phối, thành phần, phần hộp đựng không được móp méo, phồng hay rỉ sét.

Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, trần nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, đặc biệt là nếu dùng ăn sống.

Tốt nhất nên thực hiện ăn chín uống sôi. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín.Và không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín.

Xuân Phạm

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang