Nguy cơ vô sinh khi sử dụng cam thảo thường xuyên

author 14:12 08/03/2015

(VietQ.vn) - Sai lầm trong ăn uống rất nguy hiểm, đăc biệt là thói quen dùng cam thảo. Nhiều người không biết ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cam thảo còn có tác dụng phụ, có thể gây vô sinh ở nam giới

Theo ghi nhận trên báo Tiền Phong, cam thảo là vị thuốc phổ biến trong đông y lẫn tây y và cả trong công nghiệp thực phẩm, với khá nhiều đồ ăn, thức uống có thành phần cam thảo. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho biết việc dùng dài ngày cam thảo là một sai lầm trong ăn uống, có thể gây ra một số phản ứng phụ, nguy hiểm cho sức khoẻ.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra hoạt chất glycyrrhizic axit trong cam thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ. Đáng quan tâm nhất là các triệu chứng tăng bài tiết kali, giữ nước, tăng huyết áp. Nhiều thí nghiệm cho biết dùng dài hạn (trên hai tuần) sản phẩm có chứa glycyrrhizic axit với liều khoảng 500mg mỗi ngày (tương đương khoảng 10g cam thảo) có thể gây ra những phản ứng trên. Cũng có tài liệu cho biết dùng đến 50g cam thảo/ngày trong hai tuần mới dẫn đến huyết áp cao đáng kể.

Sai lầm trong ăn uống khi sử dụng cam thảo thường xuyên rất nguy hiểm

Sai lầm trong ăn uống khi sử dụng cam thảo thường xuyên rất nguy hiểm

Tiếp tục nghiên cứu, các nhà khoa học ghi nhận hoạt chất glycyrrhizic axit trong cam thảo còn làm giảm lượng testosteron ở nam giới, bằng cách ức chế loại enzyme giúp tổng hợp nội tiết tố này. Thí nghiệm trên 20 nam giới khoẻ mạnh dùng chiết xuất 1,3 g rễ cam thảo khô mỗi ngày (tương đương với 400 mg AG) trong 10 ngày cho thấy, lượng testosteron giảm đáng kể so với người bình thường. Vì thế, Ủy ban châu Âu khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100 mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3 g rễ cam thảo khô).

Báo Người lao động trích đăng ý kiến của GS.TS Hoàng Bảo Châu, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y cổ truyền Trung ương, cho biết theo đó là một trong những vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều nhất vì ngoài tác dụng chính là giải độc, nó còn có vai trò điều hòa tác dụng của các vị thuốc theo mong muốn của thầy thuốc. Theo Đông y, sinh cam thảo (cam thảo sống) vị ngọt, tính bình; Chích cam thảo (cam thảo sao chín hoặc nướng chín) vị ngọt, tính ôn.

Nguy cơ vô sinh là một trong những hệ quả do sai lầm trong ăn uống gây ra

Nguy cơ vô sinh là một trong những hệ quả do sai lầm trong ăn uống gây ra

Cả hai đều có tác dụng ích khí, giải độc, nhuận phế. Khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một bài thuốc, nó có tác dụng  dẫn thuốc (hỗ trợ, điều hòa, hợp lực, điều vị) và làm giảm độc tính của một số vị thuốc có độc như phụ tử, đại hoàng hoặc điều hòa các vị thuốc tương kỵ như hoàng cầm tính lạnh, phối hợp với đẳng sâm tính ấm...

Tuy nhiên, không nên dùng cam thảo liên tục, nhất là uống hằng ngày. Bởi cam thảo có độ độc rất thấp, nhưng dùng lâu có thể sinh phù thũng và tăng huyết áp. Cam thảo cũng có thể gây đầy bụng nên những người bụng trướng đầy do thấp trệ không nên dùng.

Lê Liên (T/h)


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang