15.000đ/chiếc bánh Trung thu không hạn dùng, không nhãn hiệu

author 07:19 06/10/2017

(VietQ.vn) - Qua Trung Thu, nhiều nhãn cũng như các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ bắt đầu xả kho, bán vội nhiều loại bánh với giá thành khiến nhiều người sốc.

"Nhà mình một ngày bán cả mấy trăm cái chẳng một ai kêu ca gì cả"

Qua Trung Thu, theo ghi nhận của PV Chất Lượng Việt Nam Online trên địa bàn Hà Nội, nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ bắt đầu xả kho nhiều loại bánh với giá rẻ đến mức người tiêu dùng tỏ ra nghi ngờ về chất lượng của chúng.

Nhiều người tỏ ra nghi ngờ chất lượng của chúng nhưng vẫn nhắm mắt cho qua, bởi đã mua rồi nếu “bỏ thì tiếc” nên vẫn cố ăn. Ảnh: Lan Lan.

Theo quan sát của chúng tôi vào chiều ngày 5/10, tại các cửa hàng tại phố Trương Định (Hoàng Mai - Hà Nội), nhiều loại bánh được bày bán không hề có tem mác, hay dấu kiểm định ATVSTP của cơ quan chức năng. Điều đáng chú ý hơn chính là bao bì khá sơ sài và đến tên cơ sở sản xuất ở tình trạng... nhiều người tiêu dùng còn không biết đến hay nghe qua.

Trẻ thơ rạng ngời hạnh phúc trên vai cha trong đêm Trung Thu sớm(VietQ.vn) - Những ngày cận kề Tết Trung Thu, nhiều trẻ thơ rạng ngời hạnh phúc trên vai cha để xem các chương trình nghệ thuật trong đêm Trung Thu sớm.

Không những thế, một số loại bánh không hề có tên cơ sở sản xuất và không hề có bất cứ thông tin nào của ngày sản xuất và hạn sử dụng. Một số bánh khác có ngày sản xuất là 15/9 và hạn sử dụng trong vòng 35 ngày, có nghĩa là tại thời điểm phóng viên có mặt tại đây, ngày 5/10, những chiếc bánh này đã gần hết hạn sử dụng.

Khi được hỏi những loại bánh Trung Thu không có nhãn mác này có xuất xứ từ đâu, những người bán bánh Trung Thu này đều khẳng định: “Đây là bánh Trung Thu cổ truyền chính hãng trên phố Hàng Đường, nên cứ yên tâm mua về sử dụng. Nhà mình một ngày bán cả mấy trăm cái chẳng một ai kêu ca gì cả”.

Loại bánh có trọng lượng 200 – 250 gram nhưng mức giá chỉ từ 15 – 20 nghìn đồng/chiếc. Ảnh: Lan Lan.

Không chỉ có vậy, những loại bánh này cũng có giá rẻ bất ngờ, với loại bánh có trọng lượng 200 - 250 gram nhưng mức giá chỉ từ 15 - 20 nghìn đồng/chiếc. Một số loại bánh có trọng lượng lên đến 500gr nhưng chỉ có giá từ 25 - 30 nghìn đồng.

Thậm chí, nếu lấy nhiều sẽ đường giảm thêm nữa và hầu hết các loại bánh này có nhân thập cẩm và đậu xanh. Trong khi đó, trước đó những loại bánh này có giá từ 35 - 50 nghìn đồng/chiếc.

Thời cơ để trà trộn và bán những loại bánh kém chất lượng

Tại các cửa hàng tại phố Trương Định (Hoàng Mai - Hà Nội), nhiều loại bánh được bày bán Trung Thu được bày bán tràn lan. Ảnh: Lan Lan.

Một số cửa hàng khác trên phố Trương Định cho hay, do hết Trung Thu nên phải giảm giá bán cho nhanh hết, nếu không cũng đổ đi. Chủ cửa hàng này cũng quảng cáo, chất lượng vô cùng đảm bảo nên cứ yên tâm sử dụng.

Theo đó, nhiều người tiêu dùng hiện nay thường có tâm lý chờ đợi qua Trung Thu mới mua, bởi khi ấy giá sẽ rẻ. Thế nhưng, đây chính là thời cơ để các cửa hàng được dịp trà trộn những loại bánh không rõ nguồn gốc, kém chất lượng nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Nhiều người tiêu dùng hiện nay thường có tâm lý chờ đợi qua Trung Thu mới mua, bởi khi ấy giá sẽ rẻ. Ảnh: Lan Lan.

 Bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng cho hay, vẫn nghi ngờ chất lượng những loại bánh này bởi giá rẻ quá rẻ, nên vẫn vẫn được nhiều người lựa chọn và nhắm mắt để mua.

“Mình mua một chiếc bánh Trung thu loại bánh nướng của cơ sở sản xuất gia công tại một cửa hàng tạp hóa. Mức giá thì rẻ hơn khoảng 2-3 lần so với các hãng bánh Trung thu nổi tiếng. Mình cũng khá nghi ngờ về chất lượng nhưng do rẻ nên cũng vẫn mua, mua về rồi thì cũng cố ăn thôi”, chị Oanh (Đống Đa – Hà Nội) cho hay.

Một số loại bánh không hề có tên cơ sở sản xuất và không hề có bất cứ thông tin nào của ngày sản xuất và hạn sử dụng. Ảnh: Lan Lan.

 Vừa mua được 3 chiếc bánh Trung thu có trọng lượng 200gram với giá 40 nghìn đồng, bác Bình (Hoàng Mai – Hà Nội) vui mừng nói: “Nhìn mãi cũng chẳng thấy tên cơ sở sản xuất và trọng lượng của bánh nhưng thấy rẻ nên cứ mua về ăn dần thôi”.

“Chắc chắn mấy loại bánh này là của cơ sở tự gia công rồi bán chứ các hãng nổi tiếng, có thương hiệu không bao giờ có giá thế cả. Bánh nướng còn để được chứ mấy loại bánh dẻo có khi mua về lại vứt đi cũng nên. Còn không may ăn vào mà bị làm sao cũng chẳng biết kêu ai vì làm gì biết tên cơ sở sản xuất”, bác H cho hay.

Chị Linh (Hà Đông - Hà Nội) cho hay, do thấy nhiều người mua nên cũng tạt vào mua thử. Thế nhưng, khi bóc ra bánh có mùi vô cùng khó chịu không như những loại bánh Trung Thu thông thường. "Bánh có mùi chua và vô cùng khó chịu, cứ ngỡ mua được bánh rẻ, ai ngờ...".

  “Nhìn mãi cũng chẳng thấy tên cơ sở sản xuất và trọng lượng của bánh nhưng thấy rẻ nên cứ mua về ăn dần thôi”. Ảnh: Lan Lan.

Trước đó, tại một số tỉnh thành trên cả nước, đã từng có một số vụ ngộ độc, thậm chí tử vong sau khi ăn bánh Trung Thu. Ngày 26/9/2015, tại huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), sau khi ăn hết 2 chiếc bánh Trung Thu, mẹ con bà H có dấu hiệu đau bụng, nôn, đi ngoài nhiều. Do chủ quan, gia đình chỉ đưa người con đi cấp cứu và được xác định là ngộ độc thực phẩm, còn bà H do không được đi cấp cứu kịp thời đã dẫn đến tử vong.

Vào sáng ngày 26/9/2015, chị S - trú tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) sau khi ăn sáng xong thì mở một hộp bánh trung thu và cho cho con gái 20 tháng tuổi cùng ăn. Tuy nhiên, sau khoảng 2 tiếng, bé N. bỗng nhiên đau bụng dữ dội, lên cơn sốt và đi ngoài. Chị S. sau đó cũng có biểu hiện tương tự. Hai mẹ con đã đến trạm xá xã truyền dịch, sau đó cháu N. được đưa đến khám tại Phòng khám tư nhân được biết bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm tuy nhiên không kết luận do bánh trung thu. Thế nhưng, chị S khẳng định, buổi sáng ăn cháo trắng thì không sao, đến giữa buổi ăn bánh trung thu thì mới xuất hiện việc đau bụng.

 Lan Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang