Hi vọng phục sinh các loài động vật đã tuyệt chủng

author 20:19 21/03/2015

(VietQ.vn) – Theo những tin khoa học mới đây cho biết, việc hồi phục từ hóa thạch, xương hay AND của các động vật đã tuyệt chủng đang được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển.

Loài voi ma mút lông dài (woolly mammoth)

Theo nhiều thông tin khoa học mới nhất hiện nay, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu và tiến hành "tái sinh" loài động vật nổi tiếng này. Vào đầu năm 2011, các nhà khoa học Nhật Bản đã thông báo kế hoạch nhân bản giống voi ma mút woolly trong vòng 5 năm. Do đó, nếu thành công, giống voi sống từ kỷ băng hà có thể sớm hồi sinh và xuất hiện lần đầu tiên trong các vườn thú trên thế giới.

Hổ Tasmanian có nguồn gốc từ Australia

Hổ Tasmanian là khám phá thế giới gây nhiều sự chú ý

Tin khoa học mới nhất cho thấy Tasmanian là loài động vật được nghiên cứu để 'hồi sinh'

Đây là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất từng được biết đến và đã bị tuyệt chủng vào những năm 1930. Thời gian gần đây, qua các mẫu DNA còn trong các mẫu vật nguyên vẹn được ngâm và bảo quản trong các lọ ở bảo tàng, các nhà nghiên cứu đang có ý tưởng hồi sinh loài quái thú này.

Tin khoa học về loài dê rừng Pyrénées

Loài dê này sẽ được phục hồi bằng ADN

Nhiều tin khoa học gần đây cho biết, loài dê này sẽ được phục hồi bằng ADN

Loài động vật này gần đây đang được nghiên cứu để đem trở lại thế giới. Bào thai nhân bản vô tính có chứa DNA từ mẫu vật dê Pyrénées cuối cùng đã được cấy thành công vào tử cung của một con dê hiện đại và đã đạt được một chút thành tựu.

Hồi sinh hổ răng kiếm

Hóa thạch của loài động vật này sẽ là cơ sở để hồi phục

Hóa thạch của loài động vật này sẽ là cơ sở để hồi phục

Loài động vật tiền sử có hàm răng nanh đáng sợ này đang được nghiên cứu để hồi sinh. Những mẫu vật hóa thạch của loài này từ khoảng 11.000 năm trước vẫn đang được lưu giữ nguyên vẹn.

Chim Moa

Loài chim cổ này đang được các nhà khoa học nghiên cứu và phục hồi

Loài chim cổ này đang được các nhà khoa học nghiên cứu và phục hồi

Những loài chim không biết bay khổng lồ này bị săn đuổi đến mức tuyệt chủng từ 600 năm trước, tuy nhiên, lông và trứng của chúng vẫn được tìm thấy tương đối nguyên vẹn. DNA của loài này có thể chiết xuất từ vỏ trứng và đưa vào dự án hồi sinh loài chim cổ.

Chim Dodo

ADN sẽ là tiền đề cho sự phục hồi của loài chim đã tuyệt chủng này

ADN sẽ là tiền đề cho sự phục hồi của loài chim đã tuyệt chủng này

Đây là loài chim không biết bay đặc hữu của vùng Mauritius ở Ấn Độ Dương. Chúng đã tuyệt chủng khoảng nửa sau thế kỉ 17 do con người săn bắn làm thực phẩm. Loài chim Dodo có thể sớm được tái sinh nếu các nhà khoa học có thể xác định vị trí các ADN để tạo ra một bản sao cấy vào trứng của chim bồ câu hiện đại.

Lười đất tuyệt chủng khoảng 8.000 năm trước

Hóa thạch sẽ là nguồn hồi sinh của loài động vật này

Hóa thạch sẽ là nguồn hồi sinh của loài thú khổng lồ này

Loài thú khổng lồ ở Nam Mỹ này khi ở tư thế đứng có thể cao tới 6 m và ước tính nặng đến 4 tấn. Các nhà khoa học đã tìm được nhiều mẫu hóa thạch còn dính lông của chúng, đây sẽ là nguồn ADN lý tưởng để hồi sinh loài động vật này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cần phải tìm con vật mang thai hộ thích hợp, họ hàng gần nhất còn sống của lười đất là loài lười 3 ngón.

Vẹt đuôi dài Carolina

Loài vẹt đuôi dài Carlina này bị tuyệt chủng hồi đầu thế kỷ 20

Loài vẹt đuôi dài Carlina bị tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20

Nạn phá rừng để mở rộng đất của nông dân, phong trào giết vẹt lấy lông làm đồ trang trí và dịch bệnh đã hủy diệt loài vẹt đẹp này. Đến năm 1918, chú vẹt Carolina nuôi nhốt cuối cùng còn sót lại cũng chết tại vườn thú Cincinnati. Tuy nhiên, mẫu ADN của con vật còn lưu giữ ở các bảo tàng là nguồn tài nguyên quan trọng tái sinh loài vật này.

Tê giác lông mịn tuyệt chủng khoảng 10.000 năm trước

Lông, sừng và móng của loài tê giác này được sót lại ở lớp băng vĩnh cửu

Lông, sừng và móng của loài tê giác này sót lai ở lớp băng vĩnh cửu

Cũng như voi ma mút, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều mẫu lông, sừng và móng tê giác lông mịn còn sót lại dưới lớp băng vĩnh cửu. Do đó, việc trích xuất DNA nguyên gốc có thể giúp hồi sinh loài tê giác này.

Bồ câu viễn khách

Công nghệ nhân bản vô tính có thể áp dụng để tái sinh cho loài động vật này

Công nghệ nhân bản vô tính có thể được áp dụng để tái sinh loài động vật này

Chúng còn được gọi là bồ câu rừng, từng sống phổ biến ở Bắc Mỹ. Chúng đã tuyệt chủng vào khoảng 200 năm trước. Hiện nay nhờ công nghệ nhân bản vô tính, loài chim đặc trưng ở Bắc Mỹ có thể có cơ hội thứ hai để sống sót. Mẫu vật lông vũ của loài chim này vẫn còn tồn tại ở bảo tàng.

Nai sừng tấm Ireland tuyệt chủng khoảng 7.700 năm trước

Việc khôi phục loài động vật này đang được các nhà khoa học rất quan tâm

Việc khôi phục các loài động vật  đang được các nhà khoa học rất quan tâm

Chúng không chỉ xuất hiện ở Ireland mà khắp cả châu Âu cách đây khoảng 400.000 năm. Họ hàng gần nhất của chúng còn sống là loài hươu hoang, hai loài này từng tách nhóm tiến hóa khoảng 10 triệu năm trước. Do hai loài quá khác biệt nên rất khó để hy vọng bộ gien hoàn chỉnh có thể giúp nai sừng tấm Ireland tái xuất trên Trái đất.

Cá heo sông Dương Tử

Cá heo sông Dương Tử bị tuyệt chủng do tác động của con người

Cá heo sông Dương Tử bị tuyệt chủng do tác động của con người

Chúng là loài sinh vật biển có vú đầu tiên bị tuyệt chủng trong thời hiện đại, cụ thể là vào năm 2006 chủ yếu là do ảnh hưởng của con người. Do sinh vật mới tuyệt chủng gần đây nên DNA vẫn có thể dễ dàng tách ra từ hài cốt. Trong thực tế, những nỗ lực để tách và lưu trữ DNA của con vật đang được tiến hành.

Loài chim Huia

Loài chim này là biểu tượng quốc gia New Zealand

Loài chim này là biểu tượng quốc gia của New Zealand

Loài chim có mỏ này là loài đặc hữu của đảo Bắc ở New Zealand, đã bị tuyệt chủng vào đầu thế kỷ thứ 20 một phần do sự nổi tiếng của loài chim như linh vật và biểu tượng quốc gia New Zealand. Gần đây, một dự án đã được phê duyệt để hồi sinh lại các con chim Huia.

Ếch dạ dày

Ấp trứng bằng dạ dày là đặc điểm khác thường của ếch thuộc giống Rheobatrachus ở Australia. Ếch cái đẻ trứng như bình thường, sau đó con đực sẽ phóng tinh trùng lên trứng để thụ tinh. Theo các nhà khoa học, hai loài ếch có khả năng sinh sản đặc biệt này đã tuyệt chủng từ giữa thập niên 1980. Tuy nhiên, năm 2011, một nhóm nghiên cứu tại Úc đã sử dụng cùng phương pháp nhân bản cừu Dolly để tạo ra phôi thai của ếch dạ dày.

Loài ếch này có phương thức sinh sản là ấp trứng trong dạ dày

Loài ếch này có phương thức sinh sản là ấp trứng trong  dạ dày

Các nhà khoa học hiện đang cố gắng chuyển các phôi của loài ếch đã tuyệt chủng thành tế bào trứng của loài ếch Barried, nhưng cho đến nay, các phôi vẫn chưa phát triển thực sự đầy đủ.

Ngựa vằn Quagga

Ngựa Quagga từng sinh sôi khá nhiều ở châu Phi và trở thành nạn nhân của việc săn bắn trái phép bởi thịt và da của chúng rất có giá trị. Con ngựa Quagga hoang dã cuối cùng đã bị bắn vào cuối thập niên 1870 và con ngựa cuối cùng mất trong điều kiện nuôi nhốt vào ngày 12 tháng 8 năm 1883 tại vườn thú Artis Magistra ở Amsterdam, Hà Lan.

Da và thịt của loài ngựa vằn này có giá trị kinh tế cao

Da và thịt của loài ngựa vằn có giá trị kinh tế cao

Quagga chính thức là một trong những động vật nằm trong danh sách hồi sinh của tổ chức phi lợi nhuận Revive & Restore nhưng phương pháp của họ không phụ thuộc vào công nghệ sinh học tiên tiến.

Vy Vy (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang