Lý giải những yếu tố khiến trẻ mọc răng chậm

author 12:21 14/04/2015

(VietQ.vn) - Mọc răng là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên có một số trẻ lại chậm mọc răng khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng.

Mọc răng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của trẻ sơ sinh. Ban đầu nướu răng sẽ trở nên cứng hơn và răng của bé sẽ mọc lên. Trẻ 9-12 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ mọc răng chậm, cần hiểu nguyên nhân để tìm giải pháp phù hợp.

Di truyền

Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm mọc răng so với độ tuổi là do gen di truyền. Trẻ sẽ thừa hưởng những đặc điểm về hình dáng lẫn cấu trúc bên trong cơ thể từ bố mẹ, theo báo Phụ nữ và Đời sống.

Trẻ sơ sinh chậm mọc răng có thể do gen di truyền

Trẻ sơ sinh chậm mọc răng có thể do gen di truyền

Do đó, hãy tìm hiểu đặc điểm mọc răng của chính cha mẹ lúc nhỏ từ người thân để ước lượng chính xác khoảng thời gian mà con nhỏ sẽ nhú những chiếc răng đầu tiên. Về cơ bản, nếu rơi vào trường hợp này, không cần quá lo lắng. Việc duy nhất nên làm đó là chờ đợi cho đến khi bé bắt đầu mọc răng.

Tình trạng suy giảm hoạt động của tuyến giáp

Hoạt động yếu kém của tuyến giáp dẫn đến sự thiếu hụt tổng hợp hóc-môn tuyến giáp, gây ra nhiều rắc rối cho sức khỏe, trong đó có cả việc bé chậm mọc răng. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến trẻ chậm biết đi, chậm nói và béo phì. Đây là trường hợp cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được can thiệp kịp thời, phòng tránh những biến chứng nặng nề hơn.

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn

Thiếu dinh dưỡng được xem là lý do phổ biến nhất của tình trạng trẻ chậm mọc răng. Ở mỗi giai đoạn hay mốc phát triển nhất định, trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để đạt được mức tăng trưởng lý tưởng nhất về thể chất.

DInh dưỡng ảnh hưởng tới việc mọc răng của trẻ sơ sinh

DInh dưỡng ảnh hưởng tới việc mọc răng của trẻ sơ sinh

Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Vì nguồn dưỡng chất dồi dào trong sữa mẹ sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ. Khi bé bắt đầu ăn dặm, cần đảm bảo khẩu phần có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm tinh bột, chất đạm, rau củ và chất béo.

Do thiếu canxi để phát triển mầm răng

Do trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống quá kiêng khem khiến lượng canxi trong sữa mẹ bị thiếu hụt mà mẹ không bổ sung cho bé uống thêm sữa ngoài. Tỷ lệ khoáng chất phốt pho trong cơ thể bé quá cao sẽ khiến cho cơ thể bé hấp thụ canxi kém, đây là chất có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau, củ, … nếu cho bé ăn nhiều các thực phẩm này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hàm lượng canxi cơ thể của bé.

Thiếu vitamin D

Do trẻ bị thiếu vitamin D khiến việc hấp thụ canxi của cơ thể bị hạn chế. Vitamin D được cung cấp chủ yếu từ ánh sáng mặt trời và thức ăn hàng ngày, trong đó nguồn cung cấp từ ánh sáng mặt trời chiếm tỷ lệ trên 80%. Việc hạn chế cho bé phơi nắng hay ngồn thức ăn thiếu vitamin D cũng là một yếu tố ảnh ưởng rất lớn dến sự phát triển thể chất của bé, theo báo VnExpress.

Nếu thấy em bé chưa mọc răng sau khi đã được 13 tháng tuổi, nên đưa con đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám và xem có vấn đề gì khác không. Trong hầu hết các trường hợp, sẽ không có vấn đề gì xảy ra và việc nên làm là kiên nhẫn.

Ngọc Lưu (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang