Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư cổ tử cung

author 06:53 10/02/2015

(VietQ.vn) - Đột ngột sụt cân không rõ nguyên nhân, có bất thường trên da, vết thương, vết xước lâu liền, thay đổi thói quen đại tiểu tiện... có thể là chỉ báo sớm của căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới tác động đến phụ nữ, khoảng 500.000 phụ nữ được chẩn đoán và gần 300.000 người tử vong mỗi năm. Trong danh sách các căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung xếp thứ hai. 

Ung thư cổ tử cung là gì?

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là khoảng 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55 tuổi, rất hiếm ở phụ nữ dưới 20 tuổi.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm thứ hai đối với phụ nữ

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm thứ hai với phụ nữ

Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV). Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu “yêu”. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị “đánh bật” ra khỏi cơ thể con người trong vòng 12 – 24 tháng. 

Nhóm phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này. Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 loại HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45 tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung.

Biểu hiện của ung thư cổ tử cung

Có nhiều yếu tố tạo thuận lợi cho tiến triển ung thư cổ tử cung từ nhiễm HPV (virus u nhú ở người): Sinh nhiều lần, tuổi bắt đầu quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình, hút thuốc lá… Ung thư cổ tử cung có liên quan với suy giảm miễn dịch, tần suất gia tăng ở những bệnh nhân ghép tạng và những người nhiễm HIV/AIDS.

Khi có các dấu hiệu như huyết trắng dai dẳng, có mùi hôi hoặc có lẫn một chút máu, chảy máu bất thường trong âm đạo (chảy máu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, ra máu âm đạo trong suốt thời gian dài, ra máu âm đạo sau thời kỳ mãn kinh), vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau, cảm giác đau khi quan hệ tình dục, cần phải đi khám phụ khoa ngay.

Đó là những dấu hiệu cảnh báo giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh. Khi bệnh nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ âm đạo kèm với đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc ở chân.

Đau vùng lưng, vùng chậu có thể là những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

Vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau cần phải đi khám bác sĩ ngay

Cách phòng ngừa

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và việc phòng ngừa nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Chủng ngừa càng sớm càng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút HPV.

Khi đã chủng ngừa, bắt đầu có quan hệ tình dục vẫn cần đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP smear định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa. Vắc-xin hiện tại tập trung phòng ngừa các tuýp HPV gây ung thư phổ biến. Tuy nhiên còn một số tuýp hiếm gặp hơn không được “bao phủ” bởi vắc-xin. Do vậy việc khám tầm soát vẫn là cần thiết.

Xuân Phạm


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang