Ngân hàng huy động vốn lớn qua kênh trái phiếu, liệu có rủi ro?

author 13:29 08/02/2020

(VietQ.vn) - Việc phát hành trái phiếu kỳ hạn có thể tạm thời giúp giải quyết được một số vấn đề cấp bách hiện tại.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi đến các ngân hàng thương mại trong nước về việc yêu cầu kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp để cơ cấu nợ hay vào công ty bất động sản. Điều này cho thấy NHNN đang quan ngại trước tình trạng nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất cao cho ngân hàng. Như vậy, rõ ràng rủi ro của nhà đầu tư trái phiếu thậm chí cả nền kinh tế, hệ thống tài chính đang chờ phía trước. Động thái của NHNN cũng một phần là do trong năm vừa qua, các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu.

ABBank là một cái tên gây nhiều chú ý của dư luận.

Một chi nhánh của Ngân hàng TMCP An Bình. 

Vào giữa tháng 10/2019, một doanh nghiệp chi 800 tỉ đồng mua trái phiếu của ABBank. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm với kì hạn 3 năm. Lô trái phiếu này được phát hành dưới hình thức ghi sổ với lãi suất thực tế 6,5%/năm.

Trước đó, vào ngày 25/4/2019, ABBank đã phát hành thành công ra thị trường 2.500 tỷ đồng trái phiếu cho 4 nhà đầu tư gồm: CTCP Chứng khoán VnDirect, Công ty CP chứng khoán VPS, CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), CTCP Chứng khoán An Bình (ABS). Theo đó, các nhà đầu tư đã mua trái phiếu ABBank với kỳ hạn 03 năm, lãi suất năm đầu 6,5%/năm, lãi suất các năm sau bằng bình quân lãi suất huy động tiền gửi bình quân 12 tháng của 04 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV.

Đã có nghi vấn về việc số vốn đầu tư này chưa bao gồm các chi phí khác như chi phí nhân công, chi phí hoạt động, phí bảo hiểm, chi phí từ việc thực hiện dự trữ bắt buộc,... nên có nghĩa rằng, lợi tức trái phiếu mà họ sẽ hưởng nhiều khả năng còn thấp hơn cả giá vốn (?!). Nếu sử dụng nguồn lực trên để cho vay hay đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thì họ sẽ được lợi hơn hẳn - nếu thuần xét về lãi suất. Thế nhưng, các trái chủ này vẫn quyết định đầu tư - mà với kỳ hạn lên tới 3 năm!

Thực tế, lãi suất của mỗi công cụ tài chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tổ chức phát hành, kỳ hạn của công cụ tài chính, tính thanh khoản của công cụ tài chính đó và các quy định của pháp luật liên quan… Ví dụ cùng kỳ hạn 3 năm lãi suất trái phiếu chính phủ là 2%/năm nhưng lãi suất trái phiếu ABBANK là 6,5%/năm, hay như lãi suất tiền gửi của ABBANK 6 tháng là 7%/năm nhưng lãi suất trái phiếu ABBANK kỳ hạn 3 năm là 6,5%/năm.

Trao đổi về vấn đề lãi suất trái phiếu xung quanh những lo ngại của một số trang tin, đại diện ABBANK cho biết: “Lãi suất trái phiếu ABBANK 3 năm ở mức 6,5%/năm hoàn toàn phù hợp với lãi suất thị trường, như lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm của các ngân hàng ACB, HDBank, VPBank, VIB, OCB… phổ biến quanh mức 6,3%/năm – 7,3%/năm tùy thuộc vào thời điểm phát hành, điều khoản điều kiện của trái phiếu…”.

Trong khi huy động vốn cấp 1 khó khăn, các ngân hàng đã và đang dịch chuyển sang huy động vốn cấp 2 bằng phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn đầu vào nhằm tăng nguồn tín dụng trung và dài hạn trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày càng siết chặt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. 

Các nhà đầu tư mua trái phiếu ABBANK cũng là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và họ cân nhắc rất kỹ lưỡng giữa tính thanh khoản của trái phiếu, rủi ro và lợi ích trái phiếu ABBANK trước khi quyết định đầu tư. Mặt khác, trái phiếu ABBANK có tính thanh khoản tốt, dễ dàng mua bán, chuyển nhượng trên thị trường – đây là đặc tính nổi bật so với tiền gửi. Tính thanh khoản càng cao thì lãi suất càng thấp. Ví dụ, tiền gửi 6 tháng (không thể bán được) nếu rút trước hạn thì lãi suất chỉ ở mức 0,8%/năm trong thời gian nắm giữ, tuy nhiên, mua trái phiếu ABBANK nếu cần tiền và phải bán ra thị trường thì lãi suất nhà đầu tư có thể được hưởng ở mức 6,5%/năm trong thời gian nắm giữ thậm chí nếu lãi suất thị trường giảm thì lãi suất thực tế được hưởng có thể lên tới 7,8%/năm (nếu nắm giữ một thời gian và lãi suất trái phiếu giảm về 5%/năm).

Không chỉ ABBANK mà đa số các ngân hàng phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn với giá rẻ và tăng thêm công cụ tài chính cho nhà đầu tư lựa chọn cũng như góp phần phát triển thị trường trái phiếu mà không phải phát hành vì hệ số CAR. Thực tế cho thấy, trong năm 2019 trên 80% khối lượng trái phiếu phát hành của các ngân hàng đều là trái phiếu thường. Toàn bộ trái phiếu do ABBANK phát hành năm 2019 cũng là trái phiếu thường, không phải trái phiếu tăng vốn.

Chính vì thế, việc lo ngại về rủi ro do phát hành trái phiếu đem lại là cần thiết nhưng thị trường cần xem xét đánh giá vấn đề một cách đầy đủ để tránh bi quan như những thông tin đồn thổi.

Nhìn lại mối quan hệ tín dụng giữa Novaland và Sacombank sau vụ "kêu cứu" của ông Bùi Thành Nhơn(VietQ.vn) - Sacombank-Novaland không chỉ có mối quan hệ trên các bản vay nợ tín dụng, mà còn là câu chuyện doanh nghiệp địa ốc này từng muốn tham gia tái cơ cấu Sacombank.

Minh Quân

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang