Hút mũi cho con: 99% các mẹ đang mắc sai lầm nghiêm trọng này

authorNgọc Nga 06:11 14/10/2017

(VietQ.vn) - Việc vệ sinh mũi cho trẻ cần được sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu lạm dụng việc rửa, hút mũi cho trẻ có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương.

Hiện tại đang là khoảng thời gian giao mùa. Đây là thời điểm thích hợp để các loại bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, họng, ho… phát triển mạnh.

Đặc biệt, trong thời tiết này, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, do vậy, khi thấy trẻ bị sổ mũi, hắt hơi, nhiều cha mẹ thường rửa mũi, hút mũi cho con hàng ngày để phỏng và chữa bệnh cho trẻ. Tuy nhiên theo các bác sĩ, việc vệ sinh mũi họng cho trẻ cũng cần đúng cách mới hiệu quả.

Cụ thể, nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay cho trẻ bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đã đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

Lạm dụng hút mũi cho trẻ có thể khiến  niêm mạc mũi của bé bị tổn thương. Ảnh minh họaLạm dụng hút mũi cho trẻ có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương. Ảnh minh họa

Nếu dịch mũi chảy ra quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.

Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi khuẩn/ vi rút vẫn bám lại trên khăn.

Có thể dùng thuốc co mạch theo chỉ định của bác sỹ. Khi thấy trẻ bị viêm mũi họng, cha mẹ có thể dùng nước nuối sinh lý để rửa mũi, súc họng cho trẻ nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Ngoài ra, một điều đáng lưu ý khi sử dụng các dụng cụ hút mũi cho trẻ, bởi chúng có thể trở thành ổ vi khuẩn nếu không được làm sạch đúng cách.

Cho biết về tác hại khi thường xuyên dùng dụng cụ hút mũi cho con, bác sĩ Tạ Anh Tuấn ở Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, hầu hết các bà mẹ đang lạm dụng dụng cụ hút mũi dạng ống nhựa hoặc ống cao su để rửa mũi cho con. Hầu như bà mẹ nào đang nuôi con nhỏ cũng mua một chiếc để ở nhà phòng khi con bị sổ, nghẹt mũi có thể đem ra hút rửa mũi cho con.

Cảnh báo: Ngộ độc thực phẩm do ăn đồ thừa cất trong tủ lạnh(VietQ.vn) - Các chuyên gia cảnh báo, ngộ độc thực phẩm do ăn đồ thừa vẫn có thể xảy ra ngay cả khi nó được cất trong tủ lạnh.

Phổ biến là vậy, song không phải bà mẹ nào cũng biết cách làm sạch dụng cụ hút mũi. Theo bác sĩ Tuấn, ống hút, bầu đựng dịch mũi rất khó làm sạch nếu chỉ rửa bằng nước lã thông thường. Khi ấy nó có thể trở thành ổ cho vi khuẩn cư trú, gây thêm bệnh cho trẻ. Nhiều mẹ cẩn thận hơn thì vệ sinh dụng cụ bằng nước nóng và xà phòng, song thực chất ngâm nước nóng lại càng kích thích cho vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.

Nhiều bà mẹ luộc dụng cụ trong nước sôi. Cách này phụ thuộc rất lớn vào chất liệu của sản phẩm. Chất liệu ống nhựa hay cao su nếu không đảm bảo chất lượng thì khi luộc có thể bị biến dạng, hỏng.

Ở các bệnh viện hay cơ sở y tế, để đảm bảo phòng chống nhiễm khuẩn cho trẻ, dụng cụ hút mũi thường chỉ dùng một lần hoặc được hấp khô, tiệt khuẩn kỹ lưỡng.

Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang