Áp dụng các bước để sử dụng Six Sigma thành công

author 10:00 13/04/2014

(VietQ.vn) - Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Trong khoảng 5, 6 năm trở về trước, Six Sigma là một điều gì đí bí ẩn khiến mọi doanh nghiệp đều cố gắng săn đuổi. Thế nhưng gần đây, khái niệm này có phần bị mờ nhạt đi ít nhiều, không còn là phương pháp cải tiến tuyệt vời và đang dần bị thay thế bởi Lean (phương pháp sản xuất tinh gọn).

Thậm chí có những người thích các phương pháp cải tiến khác nhưng họ vẫn thừa nhận giá trị của Six Sigma. Dưới đây là một số cách mà Six Sigma có thể giúp công ty của bạn.

Giải thích về Six Sigma

Hệ phương pháp Six Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC: Define (Xác Định), Measure (Đo Lường), Analyze (Phân Tích), Improve (Cải Tiến) và Control (Kiểm Soát). Ông Kyle Toppazzini là tác giả của cuốn “Tối ưu hóa Lean Six Sigma”, thạc sĩ Black Belt, chủ tịch của viện tư vấn Toppazzini và Lee. Ông cho biết một khách hàng lo ngại về vấn đề mức độ nhanh chóng, nên họ quyết định chọn Lean. Ông đặt ra một vài câu hỏi thăm dò: “Bạn có đáp ứng mục tiêu của bạn một cách nhất quán? Nếu câu trả lời là không, bạn có biết lí do? Nếu bạn không rõ lí do thì đây là cách Six Sigma có thể giúp bạn”.

Trước tiên, Ông Toppazzini cố gắng giải thích mục đích sử dụng của Lean và Six Sigma, đặc biệt về sự khác nhau và sự pha trộn giữa 2 hệ thống. Đôi khi, có ý kiến cho rằng “Lean là một triết lý quản lý có liên quan đến tất cả mọi người trong tổ chức”, đây là một ý tưởng đúng nhưng có thể gây nhầm lẫn so với Six Sigma. Ông Toppazzini cho hay nếu có 6.000 người tham gia thay vì sáu người thì sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

 

Lean Six Sigma giúp tăng năng suất doanh nghiệp thời hiện đại

 

Lean Six Sigma giúp tăng năng suất doanh nghiệp thời hiện đại. Ảnh: Internet

Sue Via, một người quản lý dự án cao cấp tại TechSolve, thích sử sụng các phương pháp Lean, nhưng khi công ty muốn sử dụng Six Sigma, cô cố gắng giải thích nó theo một cách tích cực. Sue Via sẽ lí giải mọi vấn đề để mọi người hiểu được quá trình trước khi tiến hành thay vì cái mọi người mong muốn đạt được nhất: “Nhảy vào và bắt đầu với cả 2 chân”, “Chúng ta lùi 1 bước để tiến 2 bước. Nếu chúng ta hành động quá nhanh, thất bại sẽ ở ngay trước mắt”.

Six Sigma ngày nay

Six Sigma có thể giúp giải quyết kịp thời các vấn đề ở khâu cuối cùng của quá trình, ngoài việc tiết kiệm tiền bạc còn có thể ngăn chặn vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Six Sigma có thể giúp các công ty đối phó với vấn đề chất lượng. Trong những năm 80, chỉ có một vài công ty sử dụng phương pháp này, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành xu thế trong những năm 1990 và 2000. Six Sigma có đóng góp lớn trong việc khôi phục lại sản xuất, đó là yếu tố quan trọng đưa Mỹ trở thành một cường quốc đứng đầu thế giới.

Tuy Six Sigma đem lại nhiều lợi ích tiềm năng, nhưng mọi người không nên có những kỳ vọng không thực tế. Six Sigma là một công cụ, chứ không phải một phương thức lâu dài. Nếu mô hình kinh doanh của bạn là lỗi thời, Six Sigma sẽ trở nên vô hiệu.

Mark A.Nash, chủ tịch của Pinnacle Partners West LLC, cho biết nhều người quan niệm rằng Six Sigma chỉ là một phương pháp cải tiến chất lượng, nó không có hiệu quả nội trội hơn so với các phương pháp khác. Đây là một quan niệm sai lầm và được minh chứng bởi cái kết không có hậu của nhiều công ty khi áp dụng Six Sigma.

Mark A. Nash cho hay nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại của một số công ty là nhân viên không nhận được nhiều quyền lợi, quyền sở hữu trong quá trình thực hiện thay đổi sản xuất, kinh doanh. Nếu nhâ viên không nhân được đầy đủ các quyền lợi thì họ sẽ không gắn bó lâu dài với công ty.

Ông Mark A.Nash cho biết, một cách khắc phục hữu hiệu là các công ty tiến hành đồng bộ hóa Lean và Six Sigma.

 

Muốn sử dụng Six Sigma thành công thì các công ty nên áp dụng đúng các bước

 

Muốn sử dụng Six Sigma thành công thì các công ty nên áp dụng đúng các bước. Ảnh: Internet 

Lean và Sigma

Lean Six Sigma (LSS) là mô hình quản lý kết hợp có chọn lọc giữa Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) và Six Sigma ra đời vào những năm 90. Đôi khi Lean và Six Sigma có những phương hướng đối lập nhau, nhưng khi kết hợp lại chúng là vũ khí hữu hiệu của doanh nghiệp.

Ông Mark A.Nash coi Six Sigma như một điểm sáng ở cuối giai đoạn sống của đời người, nếu bạn dự định sử dụng điểm sáng đó trong lúc tối tăm nhất của cuộc đời, bạn sẽ lấy lại được niềm tin và hi vọng vào cuộc sống.

Đói với những công ty thực hiện Lean và Six Sigma hoặc là cả hai, ông Mark A.Nash khuyên các công ty nên đặt ra các câu hỏi liên quan đến cách thức bắt đầu, thất bại hay những việc cần làm. Mark A.Nash nhấn mạnh, cho dù bạn sử dụng công cụ nào, thì điều quan trọng là lợi ích mà nó mang lại. “Cải tiến quá trình là cải tiến quy trình”, tìm đúng công cụ vào đúng thời điểm.

Thu Hà


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang