Avon bị phạt nặng vì hối lộ quan chức Trung Quốc

author 13:18 20/12/2014

(VietQ.vn) - Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) ngày 18/12 quyết định phạt tập đoàn Avon (đơn vị phân phối trực tiếp mỹ phẩm lớn nhất thế giới) 135 triệu USD vì có hành vi hối lộ câc quan chức Trung Quốc.

Hãng mỹ phẩm nổi tiếng Avon đã bị phạt 135.000 USD vì đã có hành vi hối lộ các quan chức Trung Quốc bằng những món đồ hàng hiệu xa xỉ như túi xách Gucci, bút viết Tiffany. SEC ( Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ) đã đưa ra cáo buộc rằng chi nhánh Avon tại Trung Quốc đã chi 8 triệu USD bao gồm tiền mặt, quà tặng, các hoạt động du lịch và giải trí để hối lộ các quan chức nước này nhằm có được cơ hội đưa sản phẩm của mình tiếp cận với người tiêu dùng mà không cần đến luật thị trường. Các giám sát viên cũng cho biết công ty đã khai khống khoản tiền hối lộ vào chi phí thanh toán cho nhà cung cấp.

Theo một tuyên bố của SEC, những món quà hối lộ bao gồm túi xách Louis Vuitton, vé xem giải quần vợt Trung Quốc mở rộng đã giúp Avon có được giấy phép kinh doanh trực tiếp đầu tiên tại thị trường Trung Quốc vào năm 2006. Nhờ vào điều này, Avon đã '' đạt được một lợi thế lớn so với những đối thủ cạnh tranh của họ, doanh thu bán hàng tăng đáng kể", đại diện của SEC cho biết. Avon đã vi phạm Luật tham những nước ngoài do thực hiện hành vi tham nhũng và hối lộ.

Avon bị phạt 135 triệu USD vì hối lộ quan chức Trung Quốc để có được sự nới lỏng kinh doanh

Avon bị phạt 135 triệu USD vì hối lộ quan chức Trung Quốc để có được sự nới lỏng kinh doanh. Ảnh minh họa

Avon không phải là công ty duy nhất bị phát hiện những vi phạm này. Một số ngân hàng lớn ở Mỹ, trong đó có JPMorgan cũng đang được đưa vào diện điều tra về quá trình tyển dụng nhân sự ở Trung Quốc Phần lớn những công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đều mắc phải những rắc rối về vấn đề tham nhũng và hối lộ. Công ty dược phẩm nổi tiếng GlaxoSmithKline cũng từng phải nộp phạt vì những hành vi tương tự.

Từ năm 1977, Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA) đã được áp dụng ở Mỹ. Đạo luật này trao cho SEC quyền điều tra hoạt động của những công ty bị nghi ngờ tham nhũng và trừng phạt nghiêm khắc nếu xác nhận có tội. FCPA được cho là khắc tinh của bất cứ doanh nghiệp nào của Mỹ có ý đồ hoặc đang thực hiện các phi vụ “đi đêm” với chính quyền nước sở tại để tranh thủ cơ hội làm ăn.Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ không ngừng đẩy mạnh phanh phui các vụ hối lộ, cạnh tranh không lành mạnh. Tháng 11 vừa qua, tập đoàn Bio-Rad Laboratories (Mỹ) đã đồng ý nộp phạt 55 triệu USD để dàn xếp cáo buộc hối lộ quan chức Nga, Thái Lan. Bio-Rad Laboratories là hãng chuyên sản xuất các thiết bị y tế.

Hồng Ngọc


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang