Dấu hiệu giảm cân trong 3 tháng đầu của bà bầu có nguy hiểm?

author 08:41 09/07/2016

(VietQ.vn) - Sụt cân ba tháng đầu có thể là do giai đoạn bà bầu ốm nghén nhạy cảm với mùi thức ăn, nôn ói nhiều.

Sự kiện:

Sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của bà bầu khi mang thai. Trung bình, người mẹ tăng từ 9 đến 12 kg trong suốt thai kỳ.

Trong 3 tháng đầu tiên, cân nặng của mẹ tăng trong vòng 2 kg. Tuy nhiên có trường hợp không tăng hoặc sụt cân chút ít do nôn và chán ăn.

Điều này không có gì đáng lo, chỉ cần thai phụ chú trọng hơn chế độ dinh dưỡng và giữ gìn sức khỏe tốt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Thời gian 3 tháng đầu thai kì là giai đoạn thai phụ ốm nghén nhiều nhất do nồng độ hoocmon ostrogen tăng cao nên thai phụ thường nhạy cảm với mùi thức ăn, nôn ói nhiều.

Tình trạng này có thể được cải thiện trong những tháng tới khi hiện tượng nghén giảm dần và hết việc tích cực ăn bổ sung để giúp lấy lại cân nặng và sức khỏe trong thời gian bị nghén. Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg.

Ba tháng đầu là thời kì nhạy cảm bà bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi

 Ba tháng đầu là thời kì nhạy cảm bà bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi

Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Thai nhi nằm trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng vì bánh rau chưa hoạt động một cách hoàn thiện và hiệu quả.

Chính vì thế mà việc thai phụ bị sút cân không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi. Khi thai phụ đi thăm khám thai đều đặn mà thai nhi vẫn phát triển đều đặn thì không cần lo lắng gì cả.

Ngay cả khi trong những tháng tiếp theo thai nhi trong bụng mẹ khi cần gì thì nó sẽ rút dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua bánh rau. Chỉ khi nào thai phụ kiệt quệ không còn gì nữa lúc đấy em bé mới bị ảnh hưởng.

Để giảm bớt nguy cơ cho mẹ và bé, người phụ nữ nên chuẩn bị một cân nặng hợp lý trước khi quyết định mang thai (chỉ số cân nặng theo đơn vị kg chia cho bình phương chiều cao theo đơn vị mét phải từ 18.5 đến 24.99). Cân nặng hợp lý để dự phòng cho trường hợp ốm nghén người mẹ không ăn được nhưng vẫn còn lượng mỡ dự trữ để nuôi thai.

Bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

 Bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé 

Trong thai kỳ, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285Kcalo. Như vậy, trong mỗi bữa ăn bà bầu nên chú ý ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng (kể cả trứng vịt lộn), thủy sản, tôm, cua, cá, ốc...cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật vừa rẻ, vừa có lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, cá loại đậu khác, vừng, lạc...

Ngoài ra, bà bầu nên bổ sung các khoáng chất như: Sắt, canxi, kẽm, iốt, axit folic và các loại vitamin A, C, D, B1, B2. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sắt, canxi và axit folic bởi thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa, bạn nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng.

Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai.

Vì thế bà bầu cần bổ sung từ 300- 400mcg/ngày. Canxi cần đủ 800- 1.000mg mỗi ngày trong suốt thời gian mẹ mang thai và cho con bú.

Cách chọn nội y bà bầu phù hợp cho mẹ, an toàn cho bé(VietQ.vn) - Bà bầu cần lựa chọn cho mình những chiếc áo ngực phù hợp để tránh những tác động xấu đến sức khỏe do mặc áo ngực không đúng cách gây ra.

Như Quỳnh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang