Ba trường hợp ô tô được phép vượt phải tài xế cần nắm rõ để tránh bị phạt

author 13:58 16/04/2018

(VietQ.vn) - Theo quy định hiện hành, có 3 trường hợp được phép vượt phải mà tài xế ô tô cần nắm rõ tránh những tranh cãi với lực lượng chức năng khi tuần tra, xử lý vi phạm.

Tại quy chuẩn 41/2016 mới sẽ thay thế cho quy chuẩn 41/2012 có quy định cụ thể về trường hợp vượt phải. Theo đó, vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Ba trường hợp ô tô được phép vượt phải tài xế cần nắm rõ để tránh bị phạt

Có 3 trường hợp ô tô được phép vượt phải. Ảnh minh họa 

Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ "vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều". Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi "vượt phải".

Các trường hợp được phép vượt bên phải: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài các trường hợp trên, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái. Còn đối với việc vượt xe, theo Điều 14 Quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể về việc Vượt xe. Cụ thể, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Nếu trót tải ứng dụng này vào tài khoản Facebook hãy xóa ngay lập tức kẻo lộ thông tin (VietQ.vn) - Một số ứng dụng mở rộng trên Facebook có thể chứa malware (phần mềm độc hại). Phần mềm này sẽ ăn cắp thông tin trên Facebook của bạn.

Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

 
Khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008:
Điều 14: Vượt xe
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
 

Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2018; Trên cầu hẹp có một làn xe; Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Đối với trường hợp vi phạm sẽ xử lý theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

Minh Châu

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang