Bài học kinh doanh từ cái lắc đầu của khách hàng dân sales nên biết

author 08:55 17/10/2017

(VietQ.vn) - Đôi khi, từ những thất bại - những cái lắc đầu cự tuyệt, dân sales sẽ học được nhiều kinh nghiệm và bài học kinh doanh quan trọng cho bản thân.

Nếu là một nhân viên kinh doanh, bạn buộc phải đối mặt với rất nhiều tình huống ngoài mong đợi và không lấy gì làm thích thú. Sự cự tuyệt của khách hàng mang đến cho bạn sự linh hoạt, cho phép bạn bền bỉ, kiên trì hơn và vươn đến những thành công trong tương lai. Để làm được như vậy, trước hết, hãy xem cái lắc đầu là sự đồng ý theo cách khác. Thứ hai, hãy nhìn nhận lại vấn đề của chính mình.

Bài học kinh doanh từ cái lắc đầu của khách hàng dân sales nên biết

Hãy xem cái lắc đầu là sự đồng ý theo cách khác và nhìn nhận lại vấn đề của chính mình. Ảnh: Bizlive

Cái lắc đầu là sự đồng ý theo cách khác

1. Khách hàng không hề từ chối bạn

Điều duy nhất họ không vừa ý là cách chào hàng của bạn, chứ không phải là chính bạn. Do đó, đừng vội gạch bỏ tên họ ra danh sách khách hàng tiềm năng. Đôi khi, những gì khiến bạn chưa thành công trong buổi bán hàng chính là nội dung trình bày nên được thay đổi hay trau chuốt hơn đôi chút.

Hãy xem cái lắc đầu của người mua hàng chính là một lời phản hồi, đóng góp ý kiến và nhiệm vụ của bạn chính là trở lại bàn làm việc, thực hiện những sửa đổi để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, từ đó cải thiện nội dung trình bày cho lần chào hàng tiếp theo.

2. “Không” dễ nói hơn “vâng”

Đôi khi việc từ chối của khách hàng có nguyên nhân liên quan đến thời gian. Khi một khách hàng được tiếp cận vào thời điểm không thích hợp, họ dễ dàng nói “không” hơn bởi nói “vâng” đồng nghĩa với việc họ phải dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn trao đổi cùng họ, trong khi họ đang rất bận rộn. Do đó, hãy ghi nhận lại và tiếp cận họ trong lần tới.

Bài học kinh doanh từ cái lắc đầu của khách hàng dân sales nên biết

Đôi khi việc từ chối của khách hàng có nguyên nhân liên quan đến thời gian. Ảnh: Zing 

3. Tất cả những người vĩ đại đều từng bị cự tuyệt

Ai cũng đều là ngôi sao trong công việc mình đang làm và do đó chúng ta nên đánh giá cao cái tôi của mình. Những cái lắc đầu của khách hàng, vì vậy, sẽ không khiến bạn trở nên kém giá trị. Việc bị từ chối nhắc chúng ta rằng ai cũng là con người, bất kể sự phi thường của họ có lớn đến đâu chăng nữa. Và bạn chỉ thật sự trở nên phi thường khi luôn luôn nỗ lực, không ngại bị một khách hàng từ chối hàng chục lần trước khi họ “chào thua” và để bạn chinh phục họ.

4. “Không” là bài học giá trị nhất về sự nhẫn nại

Đôi lúc sự cự tuyệt của khách hàng là một nỗi đau không hề nhỏ, đặc biệt nếu bạn đã dành ra hàng tháng trời để theo đuổi một khách hàng để rồi họ quay lưng với bạn. Điều này có có thể dẫn đến một sự tuyệt vọng khó chịu, nhưng nó tác động lên bạn như thế nào là tùy ở bạn.

Nhân viên kinh doanh đối mặt với câu trả lời “không” dường như mỗi ngày. Điều khác biệt ở chỗ họ đối diện với nó ra sao. Lời cự tuyệt có thể khuyến khích bạn nên kiên trì và tiếp tục vững bước. Có thể bạn không đạt được những gì mình muốn ngay bây giờ, nhưng nếu tiếp tục nhẫn nại và cần mẫn, cuối cùng bạn sẽ đạt đến những gì mình muốn. Giống như Margaret Mitchell từng bị từ chối 38 lần trước khi cuốn sách Cuốn theo chiều gió của bà được phát hành và trở thành một huyền thoại văn chương của nhân loại.

Dân sales thu được gì từ những cái lắc đầu của khách hàng?

1. Khách hàng thoái thác

“Ừ anh cảm ơn, để anh xem thêm” hoặc “Cái này anh sẽ trao đổi thêm với người nhà đã, rồi sẽ báo em!” là một số ví dụ cho dạng này. Ở đây có 2 khả năng, một là khách hàng đang bận thật và thứ hai, nếu khách hàng không bận thì nhiều khả năng là do vẻ bề ngoài của bạn, cách diễn đạt của bạn, hay đơn giản nhất là tuổi trẻ của bạn đang không làm người ta tin tưởng. Điều này hay xảy ra nhất khi salesman bán các sản phẩm đắt tiền, giá trị cao như căn nhà hay một chiếc oto.

Bài học kinh doanh từ cái lắc đầu của khách hàng dân sales nên biếtCó thể vẻ bề ngoài hay cách diễn đạt của bạn không làmkhách hàng tin tưởng. Ảnh: NLĐ

2. Khách hàng nói thẳng lý do không mua

Dù tỷ lệ nói dối vẫn là 50/50, nhưng nếu thực sự khách hàng nói thật, sales nên hiểu là họ tin bạn và khá thân với bạn tới mức gần gũi. Chúng ta được điểm cộng ở đây vì đã làm cho khách hàng không phải vì e dè mà chuyển lý do sang chuyện nào đó khác, hoặc đổ vạ cho một đối tượng hoàn toàn không có mặt ở đó. Việc còn lại chỉ là tiếp cận họ theo hướng có thể giải quyết được vấn đề hoặc ít ra là chỉnh nó thành ra đỡ gay gắt hơn để sau đó chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khác đưa nó về điều gì đó dễ xử lý hơn.

3. Khách hàng phản đối kiểu nói chung chung

“Thì thế, còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, nhất là trong bối cảnh anh/chị chưa hoàn toàn thoải mái!” là cách khách hàng thường dùng ở dạng này. Ở đây, chúng ta nên làm rõ hơn vấn đề và hỏi cặn kẽ khách hàng những điều làm họ chưa hài lòng. Còn nếu điều này lặp đi lặp lại thường xuyên, thì điều đó có nghĩa cách giao tiếp của sales có thể đang có vấn đề và sales nên tự nhìn lại chính bán thân mình.

4. Khách hàng liên tục hoài nghi

Đối phương lặp đi lặp lại câu hỏi: “Có thật không? Đúng thế à? Chắc không?” Điều này cho thấy, họ hoàn toàn không thấy tin tưởng vào sản phẩm, người bán. Lý do có nhiều, nhưng tựu chung lại là do sales đang không hiểu các yếu tố tạo ra tin tưởng với khách hàng nằm ở đâu, ở thương hiệu, cách làm hay ở chính ngoại hình và cách tiếp xúc của mình.

Bài học kinh doanh từ cái lắc đầu của khách hàng dân sales nên biết

Đôi khi, từ những thất bại, dân sales sẽ học được nhiều kinh nghiệm quan trọng cho bản thân. Ảnh: CafeF 

5. Khách hàng phản đối theo kiểu so sánh

Câu hỏi sẽ ở dạng: “Thôi, thế này đi, túm lại thì là hàng của em có cái gì hơn bọn A?” “Rồi, chất lượng làm sao chứng tỏ tốt nhất nào? Theo chuẩn nào đấy?”. Có lẽ đây là hồi chuông rung to nhất cho salesman biết một điều đơn giản đó là họ đang tỏ ra uyên bác quá đáng, hoặc mở chủ đề quá rộng làm khách khó theo dõi. Lúc này cần ngay lập tức “từ trên mây” quay trở lại mặt đất, hỏi chính người mua theo kiểu gợi mở để họ nói hay hỏi thêm vào đúng phần trọng tâm mà họ đang muốn đề cập. Việc này cũng gạt bỏ tâm lý e ngại của một số khách dạng không có thói quen mở lòng ra quá dễ dàng.

Chúng ta luôn có thói quen soi xét để nhận ra điểm yếu và điểm mạnh của đối phương khi giao tiếp, dù đó là trực tiếp, qua điện thoại hay dưới dạng viết. Tuy nhiên, chúng ta lại thường bỏ quên chính mình, không nhận ra mình đang làm việc đúng hay không cho tới khi quá muộn. Đôi khi, từ những thất bại, dân sales sẽ học được nhiều kinh nghiệm quan trọng cho bản thân.

7 bộ phận 'không quan trọng' trên cơ thể dù cắt bỏ con người vẫn có thể sống sót(VietQ.vn) - Đây là một số bộ phận trong cơ thể thậm chí có thể bị loại bỏ hoàn toàn mà không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống.

Dũng Linh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang