Bài học về lòng vị tha của ông Lý Quang Diệu

author 10:59 27/03/2015

Để tạo dựng nên một Singapore thịnh vượng như ngày hôm nay, Lý Quang Diệu không chỉ dùng đến tài năng lãnh đạo mà còn cả tấm lòng bác ái.

Kể từ khi Lý Quang Diệu – thủ tướng đầu tiên của Singapore qua đời vào ngày thứ 2 vừa qua, đã có không ít những lời ca tụng dành cho ông, cho một chính trị gia tầm cỡ thế giới với sự hiểu biết thấu đáo và tài năng lãnh đạo kiệt xuất.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bỏ qua một bài học lớn lao mà ông Lý Quang Diệu để lại cho chúng ta đó là bài học về lòng vị tha. Khi nhắc đến những tội lỗi trong quá khứ, ông luôn đặt lý do lên trước cảm xúc của mình. Là một người theo chủ nghĩa thực dụng, ông Lý không cho phép những sai lầm trong lịch sử có thể dày vò, day dứt gây ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia.

Khi giành được độc lập vào năm 1965, Singapore đối mặt với thực trạng thiếu thốn tài nguyên ngoại trừ cảng biển. Cũng nhờ vào lợi thế này cùng sự cai trị của thuộc địa Anh, Singapore đã nhanh chóng trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về cảng biển trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, vì là một quốc gia bé nhỏ mới thành lập, ông Lý tuyên bố rằng: “Để hiểu Singapore, bạn nên bắt đầu bằng câu chuyện không có thực: Nó đáng ra không nên tồn tại”.

Với chỉ nguồn vốn là con người, người dân Singapore cần việc làm để duy trì cuộc sống. Vì vậy, chính phủ hiểu rằng cần phải mở rộng nền kinh tế nhiều hơn bên cạnh cảng biển và giao thương để tạo dựng ra một thứ gì đó nhiều hơn những gì lĩnh vực cảng biển có thể mang lại. Cảng biển có thể là “Thế giới thứ nhất”, phần còn lại sẽ là thứ 3.

Singapore cũng cần tạo ra bản sắc dân tộc cho riêng mình với đặc điểm dân số đa chủng tộc, vùng miền, ngôn ngữ và văn hóa. Trong cuộc họp về những thử thách to lớn như trên, về nền kinh tế và xã hội của đất nước, thủ tướng Lý Quang Diệu đã khéo léo sử dụng đặc điểm lịch sử để tạo ra lợi thế cho mình.

Không giống với những quốc gia mới độc lập phát triển nhanh chóng nhờ sự sụp đổ của các quốc gia châu Âu sau thế chiến thứ 2, Singapore lại nắm lấy đặc điểm là quốc gia bị thực dân trong quá khứ làm lợi thế để phát triển. Ông Lý Quang Diệu đã rộng lượng tha thứ cho những lỗi lầm trước đó của họ.

Một trong những cử chỉ đáng trân trọng nhất của ông đó là thay vì bỏ bức tượng của ngài Stamford Raffles – người tìm ra vùng đất Singapore ngày nay và cũng là người mở màn cho thuộc địa Anh đô hộ, ông Lý vẫn đặt nó trang trọng ở trung tâm thành phố. Ông cũng coi Raffles như một người có công lớn trong việc tạo dựng, khai sinh ra đất nước Singapore và sử dụng người đàn ông Anh quốc này như một nhân tố cấu thành nên nét văn hóa riêng cho đất nước của mình.

Vì không phải là người châu Á, Raffles như một nhân tố trung lập giữa những nhóm người gồm Trung Quốc, Malay và Tamil tại Singapore. Lý Quang Diệu đề cao Raffles như một hình tượng nhân cách tích cực và trân trọng hào quang truyền thống của hoàng gia Anh từ sự ổn định, phẩm giá, ngôn ngữ đến sự kết nối toàn cầu.

Tất cả những điều này đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài – đối tượng mà Lý Quang Diệu cho là rất cần thiết cho quốc gia của mình. Thêm vào đó, chế độ thuộc địa cũng một phần ảnh hưởng tới chủ nghĩa độc đoán mà ông Lý cùng các cộng sự cho là cần thiết và phù hợp để giải quyết những khó khăn và vướng mắc mà Singapore đang gặp phải lúc đó.

Với tính cách như vậy, Lý Quang Diệu cũng đã bỏ qua hết sự tàn ác và những tổn thương mà quân lính Nhật Bản gây ra trong thế chiến thứ 2 để hướng đến tương lai.Cụ thể sau chiến tranh, chính phủ Singapore dưới quyền lãnh đạo của thủ tướng Lý Quang Diệu không chỉ thừa nhận mà còn tỏ rõ sự ngưỡng mộ với những phát triển đáng kinh ngạc của Nhật Bản.

Để tạo việc làm cho người dân, ông Lý đã không ngại học hỏi và xin lời khuyên của Nhật Bản về lĩnh vực đóng tàu và điện tử. Thành công từ việc học hỏi người Nhật cách đầu tư đã giúp Singapore tạo ra rất nhiều việc làm trong một nền kinh tế sản xuất.

Có thể nói, với tài năng lãnh đạo cùng lòng nhân ái, Lý Quang Diệu đã có công lớn trong việc tạo ra một Singapore thịnh vượng như ngày hôm nay, một biểu tượng của thế giới về các thành tựu kinh tế.

Theo Trí Thức Trẻ


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang