Mỹ 'cấm tiệt' 2 nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc vì có thể làm lộ thông tin mật

authorThu Hường 13:47 14/05/2018

(VietQ.vn) - Với mức giá tương đối rẻ, những chiếc điện thoại Trung Quốc đang tràn lan trên thị trường. Để hạn chế điều này, cần có 'bản án tử' cho hoạt động kinh doanh mặt hàng này.

Theo lời phát ngôn viên của Lầu Năm Góc - Thiếu tá Dave Eastburn: 'Các thiết bị của Huawei và ZTE có thể gây ra rủi ro khôn lường cho nhân viên, thông tin và nhiệm vụ quân sự'. Lầu Năm Góc tin rằng, các điện thoại này sản xuất tại các công ty có trụ sở ở Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc có thể truy cập vào điện thoại, sửa đổi và đánh cắp thông tin của họ.

Đại diện Lầu Năm Góc cũng cho biết thêm, hệ thống với hơn 3.000 cửa hàng của Huawei và ZTE tại các căn cứ quân sự Mỹ trong và ngoài nước đã bắt đầu tiến hành chuyển hết số điện thoại này đi nơi khác. Không chỉ có điện thoại, ngay cả moderm để kết nối Internet do 2 công ty này cung cấp cũng bị chính phủ Mỹ 'cấm tiệt' do nghi ngờ có thể là mối nguy hiểm an ninh không thể chấp nhận khi được sử dụng tại các cơ sở quân sự.

ZTE và Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia. Ảnh: báo Vietnamnet 

Từ nhiều năm nay, Mỹ coi ZTE và Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia. Các nhà mạng lớn của Mỹ đều hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị viễn thông của các công ty này. Vào tháng 2, người đứng đầu CIA, FBI và NSA cảnh báo rằng công dân Mỹ không nên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei và ZTE. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã ban hành lệnh 'từ chối đặc quyền xuất khẩu' đối với ZTE. Theo lệnh này, các công ty Mỹ bị cấm bán các linh kiện và phần mềm cho thương hiệu này trong vòng 7 năm.

Không dừng lại ở đó, Huawei hiện cũng đang bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra về việc liệu có vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan đến Iran hay không. Tuy nhiên, đại diện Huawei trả lời rằng họ tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành, bao gồm luật và quy định về kiểm soát xuất khẩu và quy định của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ và EU.

Trước đó, cách đây hơn 6 năm, Ủy ban Tình báo Quốc hội (CIC) của Mỹ lần đầu tiên đưa ra tuyên bố công khai rằng thiết bị đến của Huawei và ZTE có thể gây ra rủi ro an ninh quốc gia, qua đó cáo buộc 2 công ty này đã không hợp tác trong cuộc điều tra của ủy ban và từ chối làm rõ mối quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc.

Rất nhiều người sẽ bỏ iPhone nếu chiếc điện thoại này lộ diện(VietQ.vn) - Bản thiết kế dạng ý tưởng (concept) về chiếc điện thoại Concept Pixel 3 đã khiến người dùng iPhone ghen tỵ bởi vẻ đẹp “có một không hai”.

Jeff Fieldhack - giám đốc nghiên cứu của Bắc Mỹ tại Counterpoint Research, cho hay, các biện pháp trừng phạt này là 'bản án tử hình' cho hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của ZTE. Tuy nhiên, cả Huawei và ZTE đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, các thiết bị của họ không gây ra mối đe dọa an ninh cho Mỹ.

Không chỉ Huawei và ZTE, Xiaomi - nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới hiện nay cũng từng gặp rắc rối khi vướng phải nghi án theo dõi người dùng trái phép. Báo cáo cho thấy, công ty này đã tự động gửi trái phép những thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng smartphone Xiaomi tới các máy chủ được đặt tại Trung Quốc, mà không hề đưa ra một cảnh báo nào.

Thậm chí, vụ việc còn được đẩy lên cao trào tại Việt Nam khi đại diện Bkav cũng từng khẳng định, đã tìm ra bằng chứng cho thấy chiếc điện thoại Trung Quốc đã gửi số điện thoại và nội dung tin nhắn của người dùng ra máy chủ nước ngoài. Đặc biệt, ngay cả khi đã root máy, cài lại bản ROM khác thì việc trao đổi dữ liệu ngầm vẫn diễn ra ngang nhiên.

Tất nhiên, về phía đại diện công ty Xiaomi, họ cũng đã lên tiếng thừa nhận rằng, các smartphone của mình đã tự động kết nối và tải dữ liệu lên máy chủ. Thế nhưng, công ty Trung Quốc vẫn một mực khẳng định, bản thân hoạt động gửi đi thông tin cá nhân người dùng chỉ là cách để Xiaomi cải thiện chất lượng, dịch vụ sản phẩm, thay vì có ý đồ xấu.

Hạnh Vũ (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang