Bán lẻ VN có thoát khỏi chu kỳ cửa hiệu ảo bức tử cửa hiệu thực?

author 10:55 05/07/2016

(VietQ.vn) - Bán lẻ ở Mỹ đang rơi vào một chu kỳ mà ở Việt Nam có lẽ sẽ chứng kiến trong vòng 5 năm tới.

Đó là tình trạng người tiêu dùng chẳng muốn tra chân vào các cửa hiệu vì họ có thể ngồi nhà hay bất cứ đâu mua hàng trực tuyến tiện hơn.

“Sự suy giảm đi lại” khiến cửa hiệu thực vắng vẻ

Người ta gọi tình trạng này là một sự “suy giảm đi lại” mà ai cũng biết chắc chắn sẽ xảy ra.

Rõ ràng nhất là việc Amazon đang chiếm một thị phần rất lớn với hệ thống cửa hiệu ảo của họ.

Hãng Morgan Stanley dự báo Amazon sẽ nắm lấy 19% thị phần buôn bán quần áo vào năm 2020 so với 7% hiện nay.

Và như thế, các nhà bán lẻ phải làm thế nào để người tiêu dùng có lý do hơn bao giờ hết để cất công đến các cửa hiệu của mình.

Nhưng thường “họa vô đơn chí”, khách hàng càng ít đến các cửa hiệu để mua sắm, các nhà bán lẻ có vẻ như không đủ sở hụi trong việc giữ cho mạch hàng hóa không bị đứt quãng, đặc biệt là hàng may mặc.

“Theo tôi nghĩ, có tất cả ba vấn đề: sự tiện lợi, sự gợi hứng và hình ảnh [ở các cửa hiệu thực],” Business Insider dẫn kiến giải của Neil Saunders, CEO của hãng tư vấn Conlumino.

“Họa” khác nữa là, quần áo, hàng hóa chất đống làm cho việc mua hàng khó khăn, làm cho mất hứng khi đi mua ở các cửa hiệu, và điều đó “thâm lạm” vào hình ảnh của công ty.

Nhiều công ty muốn sống sót phải liên tục hạ giá khiến cho tiếng tăm hàng đầu của họ bị xói mòn.

Trong khi mua sắm trên cửa hiệu ảo về mặt không gian “tra cứu, thị phạm” này, lại tiện hơn nhiều.

Tạo thêm trải nghiệm cho cửa hiệu thực

Một số thương hiệu như Macy phải nghĩ đến việc giúp cho khách hàng  các “trải nghiệm”, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ, để thu hút khách. Chẳng hạn như một trung tâm thể hình đi kèm với cửa hàng quần áo.

Ở Ohio, Macy đang thử một định dạng mới trong đó cửa hàng mua sắm kèm theo một spa.

 

Người tiêu dùng Việt và nạn kẹt xe

Các nhà bán lẻ Việt Nam, trước chu kỳ của bán lẻ Mỹ, có lẽ sẽ nghiêng về phát triển các cửa hiệu ảo hơn là chuỗi cửa hiệu vật lý, vì sự phát triển nạn kẹt xe ngày càng nhiều.

Chu kỳ khó khăn của bán lẻ Mỹ sẽ giúp cho Việt Nam không bị cuốn nặng nề vào vòng xoáy trước hiện tượng giảm đi lại của người tiêu dùng.

Đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Sở Công Thương TPHCM và một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đều nhận định thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ phát triển nhanh, mạnh trong năm 2016.

Đến năm 2020, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến ước đạt 10 tỷ USD, chiếm khoảng 5% thị trường bán lẻ Việt Nam.

Ông Trần Trọng Tuyến, CEO Công ty CP Công nghệ DKT, đơn vị sở hữu bizweb.vn, nền tảng bán hàng online đang cung cấp cho khoảng 15.000 doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam phân tích, cho biết trong tổng số 90 triệu dân Việt Nam hiện thì đã có 40 triệu người sử dụng Internet.

“Rõ ràng một thị trường 40 triệu khách hàng là cực kỳ khổng lồ. Để tiếp cận 40 triệu người đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng thương mại điện tử.”

Cũng theo ông Tuyến, hiện 75% thị phần thương mại điện tử đang tập trung ở Hà Nội và TPHCM, còn 61 tỉnh, thành còn lại chỉ chiếm 25%.

Trong vòng 3 - 5 năm tới, nếu như thị trường thương mại điện tử tại những tỉnh, thành lân cận phát triển đạt được mức độ gần tương đương với Hà Nội và TPHCM hiện nay thì chắc chắn quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể tăng từ 3 - 5 lần.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VECOM, cho biết, ở giai đoạn mới, khởi đầu từ năm 2016 đến năm 2020 và thậm chí có thể kéo dài đến năm 2025, thương mại điện tử Việt Nam sẽ phát triển nhanh hơn với tốc độ phát triển thị trường khoảng trên 30%/năm.

Trần Bích

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang