Bản tin cảnh báo nổi bật nhất ngày 17/10: Chất cấm mới trong chăn nuôi

author 07:21 23/10/2016

(VietQ.vn) - Bản tin cảnh báo nổi bật nhất ngày 17/10: Nhiều mẫu nước mắm không đạt chuẩn; Xuất hiện chất cấm mới dùng trong chăn nuôi có thể gây ung thư…

Xuất hiện chất cấm mới dùng trong chăn nuôi có thể gây ung thư

Theo đánh giá của Thanh tra Bộ NN&PTNT, do thời gian vừa qua Việt Nam khống chế được nguồn cung cấp Salbutamol nên các cơ sở chăn nuôi chuyển sang dùng chất Cysteamine thay thế. Loại chất cấm này có nguồn gốc nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc, có tác dụng tăng trọng, tỷ lệ nạc cao như Salbutamol.

Chỉ tính từ tháng 8/2016 đến nay, lực lượng chức năng liên tục phát hiện ra các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và cả người chăn nuôi sử dụng Cysteamine. Giá họ mua vào là 4,1 triệu đồng/gói 25kg ở phía Bắc và ở phía Nam là 5,5 triệu đồng và một số người dân ở Hưng Yên chúng tôi đã phát hiện được có dùng Cysteamine và mức họ mua là 6,5-10 triệu đồng/gói 25kg - lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với ma túy.

Về bản chất, Cysteamine rất hữu dụng đối với cả y học và ngành chăn nuôi. Ở người, Cysteamine đã được sử dụng trong y học từ năm 1994 để điều trị bệnh một số bệnh liên quan đến thận, cơ, tuyến giáp, não và mắt. Gần đây, Cysteamine được sử dụng để điều trị những rối loạn suy giảm thần kinh do di truyền trong các bệnh Huntington và Parkinson…

Tuy nhiên, dù chất cấm Cysteamine được sử dụng như một phụ gia thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng thì những người ăn phải thịt chứa chất này trong một thời gian dài dễ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư kết tràng và tuyến tiền liệt, suy yếu hệ thống miễn dịch….

Nhiễm thủy ngân từ 'bột làm nhừ' không nhãn mác

Gần 5.000 Galaxy Note 7 chưa thu hồi, người dùng nên đổi trả(VietQ.vn) - Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, sau gần 2 tháng thực hiện, đến nay mới thu hồi được 8000 Samsung Galaxy Note 7 trong tổng số 12.633 chiếc đã bán ra.

Bột làm nhừ thực phẩm có tên cần sủi không rõ nguồn gốc không được bày bán công khai, nhưng chỉ cần khách có nhu cầu, các chủ hàng tại các chợ ở Hà Nội đều sẵn sàng cung cấp.  Theo quảng cáo của nhiều chủ quầy hàng này, chỉ cần lấy 1 kg là dùng cả năm. Khi được hỏi về xuất xứ, các chủ hàng không ngần ngại nói, sản phẩm đến từ Trung Quốc. Theo PGS.TS Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam. Ông Quyền cho biết, ông cũng không rõ loại cần sủi là loại gì và cần phải đưa đi phân tích mới có kết luận được.

Tuy nhiên, PGS.TS Ngô Quốc Quyền cho biết: “sodium bicarbonate còn có tên gọi khác là baking soda; sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; bicarboncate of soda, có công thức hóa học: NaHCO3. Đây là hóa chất thông dụng trong công nghiệp và dùng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm. Nhưng dùng trong thực phẩm và y tế đòi hỏi chất này phải tinh khiết nhưng cần có nhãn mác đầy đủ nêu rõ dùng trong thực phẩm, đặc biệt phải là loại tinh khiết. Nếu không đạt độ tinh khiết, chất này dễ lẫn tạp chất như asen, thủy ngân, chì có nguy cơ rất cao gây ung thư cho người sử dụng.

Bộ Y tế khuyến cáo khẩn khi có thêm bệnh nhân nhập viện vì virus Zika

Bộ Y tế đã ghi nhận 1 trẻ em ở Đắk Lắk có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi nhiễm virus Zika; hiện đang tiến hành các xét nghiệm virus học. Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh do vi rút Zika trên thế giới vẫn đang có những biến phức tạp, hiện đã có 73 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các trường hợp nhiễm vi rút Zika. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo dịch bệnh do vi rút Zika đang có dấu hiệu lan rộng tại châu Á và có khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp nhiễm vi rút Zika do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh trong khu vực, gia tăng giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp. Tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận 7/10 quốc gia có sự lưu hành vi rút Zika. Tại Việt Nam, đến ngày 17/10/2016 đã ghi nhận 7 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, đặc biệt đối với nhóm phụ nữ mang thai và trẻ em, Bộ Y tế cũng khuyến cáo, phụ nữ dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika như sử dụng kem xua muỗi, mặc quần áo dài và ngủ màn kể cả ban ngày.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang