Bằng chứng của một trận lụt chứng minh sao Hỏa đã từng rất giống Trái đất

authorNgọc Nga 06:39 06/11/2018

(VietQ.vn) - Các nhà nghiên cứu khoa học vừa phát hiện ra một trận lụt là bằng chứng chứng minh sao Hỏa đã từng tồn tại dồi dào nước.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Trong nhiều thập kỷ qua nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nước đã từng hiện diện trên sao Hỏa. Theo đó, nhờ vào kính thiên văn các nhà khoa học đã ghi nhận giả thuyết trên sao Hỏa xuất hiện những mũ băng và các con sông tự nhiên hoặc các kênh rạch được tạo ra.

Được biết, Mariner 4 là chuyến đi đầu tiên đến sao Hỏa, hạ cánh trên hành tinh vào năm 1965. Trong 2 thập kỷ thăm dò Sojourner, Spirit, Opportunity và Curiosity đã gửi lại dữ liệu vô giá cho các nhà khoa học khám phá bằng chứng về nguồn nước trong quá khứ trên hành tinh này.

Hình ảnh được các nhà khoa học thể hiện trong bản đồ HiRISE. Hình ảnh: Hiệp hội địa chất Mỹ

Hình ảnh được các nhà khoa học thể hiện trong bản đồ HiRISE. Hình ảnh: Hiệp hội địa chất Mỹ

 

Kể từ khi hạ cánh trên "Hành tinh đỏ" vào tháng 8 năm 2012, Curiosity Rover đã đi khoảng 20 km trong Gale Crater. Theo ông Ezat Heydari thuộc Đại học Jackson State ở Jackson, Mississippi, Rover đã kiểm tra khoảng 400 mét đá trầm tích tồn tại trong miệng núi lửa, trong đó có đá từ 3,7 đến 4,1 tỷ năm (thời gian Noachian).

Heydari và các đồng nghiệp đã sử dụng những hình ảnh đá trầm tích này để giải thích các quá trình địa chất xảy ra hàng tỉ năm trước trên sao Hỏa. Trình bày này được ông giới thiệu tại Hội nghị thường niên địa chất của Hiệp hội địa chất Mỹ ở Indianapolis, Indiana.

Trong vòng 400 mét đá đó, các nhà nghiên cứu đã xác định bốn đơn vị khác nhau đại diện cho các loại lắng đọng khác nhau, và Heydari nói rằng "theo tôi, tình trạng lắng đọng này liên quan đến nước."

Cũng theo nhận định của các nhà khoa học, địa chất trong hình elip do Curiosity Rover ghi lại được chính là hình ảnh đồng bằng hoặc đá trầm tích tồn tại lại trong một trận lũ lớn.

Giải mã hóa thạch chim phát hiện ra loài chưa từng biết đến trên Trái đất(VietQ.vn) - Một hóa thạch "ma" của một trong những loài chim đầu tiên trên thế giới đã được các nhà khoa học xác định là một loài trước đây chưa được biết đến trong chi Archaeopteryx nổi tiếng .

Hình ảnh do Curiosity ghi nhận thấy, các rặng núi chứa đầy sỏi tròn và chéo cao tới 4 mét. Ngoài ra, một số hình ảnh cũng ghi nhận về chiều cao có thể tạo ra một địa hình của bề mặt, tiết lộ các cấu hình của các rặng núi. "Những rặng núi này là bất đối xứng," Heydari nói. "Nói cách khác, chúng được hình thành bởi một dòng định hướng."

Sau khi nhìn thấy những hình ảnh, Heydari nói rằng các rặng núi sao Hỏa có khoảng cách đều nhau, ông nói thêm rằng chúng gấp đôi kích thước của những con sông Scablands. Các rặng núi trên sao Hỏa và Trái đất có những đặc điểm tương tự nhau, nhưng cho đến khi ông nhìn thấy những đường chéo và Heydari kết luận rằng các mỏ đá được tạo ra bởi lũ lụt quy mô lớn.

Sử dụng so sánh với các con sông trên Trái đất, Heydari lưu ý rằng để tạo ra những hình ảnh chéo cao 4 mét, nước chảy sẽ sâu khoảng 10 đến 20 mét. "Đó là một trong những lý do tôi nói điều này có liên quan đến lũ lụt, chứ không phải là một con sông nhỏ bé," ông nói.

Heydari nói rằng các đá trầm tích tìm thấy trong miệng núi lửa Gale có thể đã được lắng đọng trong một môi trường tương tự như Pleistocene Trái đất (khoảng 2 triệu năm đến 12.000 năm trước), với băng lớn trên toàn cầu và lũ lụt bùng nổ mạnh mẽ.

Heydari nói: "Trên cả hai hành tinh, một bán cầu được bao phủ bởi băng chính là bắc bán cầu trên Trái đất, so với bán cầu Nam ở sao Hỏa ​​và bán cầu khác ấm áp hơn".

Ông nói thêm rằng sự so sánh này là quan trọng bởi vì nó cho thấy rằng sao Hỏa cổ đại dường như rất giống với Trái đất- nơi nước lỏng ổn định và có thể hỗ trợ sự sống.

Ngọc Nga (theo Phys)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang