Quy trình sản xuất thuốc lá chứa hơn 7.000 chất độc hại

author 06:54 13/06/2017

(VietQ.vn) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mỗi năm, thế giới mất 1,4 triệu USD và 7 triệu người vì thuốc lá.

Cơ quan Liên Hợp Quốc cho hay, cần phải có các các biện pháp cứng rắn hơn để kiềm chế việc sử dụng thuốc lá, kêu gọi các quốc gia đưa ra lệnh cấm hút thuốc ở nơi làm việc và khu vực công cộng, cấm tiếp thị trái phép các sản phẩm thuốc lá đồng thời tăng giá bán thuốc lá.

 WHO cảnh báo rằng việc trồng cây thuốc lá đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng ở một số quốc gia. Ảnh: internet.

Trong một báo cáo được công bố vào ngày 30/5/2017, WHO đã cảnh báo rằng từ khi bước sang thế kỷ 21, số người chết do thuốc lá đã tăng từ 4 triệu lên 7 triệu người mỗi năm, khiến cho thuốc lá trở thành nguyên nhân lớn nhất của những ca tử vong có thể ngăn ngừa được. Và con số tử vong dự kiến ​​sẽ tiếp tục gia tăng. Đến năm 2030, hơn 80 phần trăm số ca tử vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển, vốn đang là mục tiêu tìm kiếm thị trường mới tiềm năng của các công ty thuốc lá trong bối cảnh các nước phát triển đang thắt chặt các quy định liên quan đến mặt hàng này.

Các mẩu đầu lọc thuốc lá tạo ra một khối lượng rác thải khó phân hủy khổng lồ trên toàn thế giới. Ảnh: internet. 

Việc tiêu thụ thuốc lá cũng gây thiệt hại về kinh tế: WHO ước tính rằng, mỗi năm chính phủ các nước phải chi ra hơn 1,4 nghìn tỷ đô la cho việc chăm sóc sức khoẻ và hao tổn sức lao động, tương đương với gần hai phần trăm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Ngoài các tổn hại về sức khoẻ và kinh tế liên quan đến việc hút thuốc, báo cáo của WHO lần đầu tiên đề cập về tác động đến môi trường của việc sản xuất thuốc lá, từ các đầu lọc thuốc lá đến các chất thải khác do người hút thuốc tạo ra. Báo cáo này đã nêu ra một cách chi tiết về việc trồng thuốc lá đòi hỏi một lượng lớn phân bón và thuốc trừ sâu lớn như thế nào và cảnh báo rằng việc trồng thuốc lá đã trở thành nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng ở một số quốc gia. Điều này là do cần có lượng gỗ để hong khô lá cây thuốc lá. WHO ước tính rằng, để làm được 300 điếu thuốc, người ta cần 1 cây gỗ đốt để sấy khô.

WHO cũng nhấn mạnh đến tình trạng ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối các sản phẩm thuốc lá. Báo cáo ước tính rằng ngành công nghiệp này phát thải gần 4 triệu tấn CO2 hàng năm - tương đương với lượng CO2 thải ra từ ba triệu chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.

Những tác hại mà thuốc lá gây ảnh hưởng đến thai nhiLà kẻ thù số một của thai nhi, khói thuốc lá có khả năng dẫn đến các ca sinh non, thiếu tháng, trẻ sơ sinh nhẹ cân và thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu.

Quy trình sản xuất thuốc lá chứa hơn 7.000 chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các chất gây ung thư cho con người. Khói thuốc chứa vô số chất gây ung thư, các chất độc hại và khí nhà kính. Các mẩu đầu lọc thuốc lá cũng tạo ra một khối lượng rác thải khó phân hủy khổng lồ trên toàn thế giới. Những mẩu đầu lọc thuốc lá chiếm đến 40% trong tổng số rác thải thu được từ việc dọn dẹp ven biển và đường phố. Có tới hai phần ba trong số 15 tỷ điếu thuốc bán ra mỗi ngày bị ném xuống đường phố hoặc những nơi khác trong môi trường.

WHO đang kêu gọi các chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để kiềm chế việc sử dụng thuốc lá. Trợ lý Tổng giám đốc WHO, ông Chestnov cho biết: "Một trong những biện pháp kiểm soát thuốc lá ít được sử dụng nhất nhưng mang lại hiệu quả nhất là tăng thuế thuốc lá và giá bán”.

Xuân Hồng (theo Channelnewsasia)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang