Bảo hiểm thất nghiệp: Phao cứu sinh của người lao động

author 12:06 10/01/2020

(VietQ.vn) - Bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động. Đó là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động. BHTN được hiểu là biện pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp, nhằm trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới

Bảo hiểm thất nghiệp được xem là chiếc phao cứu sinh đối với người lao động. Ảnh minh họa. 

Theo đó, BHTN đóng vai trò quan trọng, cụ thể, đối với người lao động, BHTN vừa giúp đỡ họ ổn định cuộc sống khi bị mất việc làm thông qua việc trả trợ cấp thất nghiệp vừa tạo cơ hội để họ có thể tiếp tục tham gia thị trường lao động. Tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc làm; 

Đối với người sử dụng lao động, gánh nặng tài chính của họ sẽ được san sẻ khi những người lao động tại doanh nghiệp bị mất việc làm, họ không phải bỏ ra một khoản chi lớn để giải quyết chế độ cho người lao động. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp; Đối với nhà nước, ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về tài chính cho nhà nước.

Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc chung của pháp luật an sinh xã hội, BHTN cũng có những nguyên tắc đặc thù riêng. Trước hết, BHTN kết hợp chế độ trợ cấp tạm thời với chế độ giải quyết việc làm cho người thất nghiệp. Điều này thể hiện tính xã hội vô cùng sâu sắc phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đi liền với hài hòa chính sách về việc làm cho người ao động. Bên cạnh đó, BHTN phải vừa bù đắp thu nhập, vừa tạo động lực tích cực cho người thất nghiệp chủ động tìm cơ hội trở lại làm việc. Và nguyên tắc cuối cùng cũng là nguyên tắc khá đặc trưng của BHTN đó là quỹ BHTN phải được hình thành theo nguyên tắc ba bên cùng có trách nhiệm.

Cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia BHTN. Ảnh minh họa.

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ngoại trừ người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia đình thì không phải tham gia.

Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau: Người lao động đóng 1% tiền lương tháng; Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (nhưng không được quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng).

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm: Giấy đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động (Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc) và Sổ bảo hiểm xã hội.

Em muốn được sống...(VietQ.vn) - “Em muốn được sống, muốn được có người yêu nữa…” – Em là Phương Mai – bệnh nhân trẻ nhất Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức - năm nay 15 tuổi và đã chạy thận được hơn 4 năm. Em phải nghỉ học và ở luôn nhà nghỉ bệnh viện để tiện cho việc lọc máu và truyền hóa chất.

Thanh Minh

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang