Báo quốc tế nói gì về việc Mỹ dỡ cấm vận vũ khí với Việt Nam?

author 06:21 26/05/2016

(VietQ.vn) - Báo quốc tế đánh giá việc Mỹ dỡ cấm vận vũ khí với Việt Nam là 'quyết định lịch sử'.

Sự kiện: Tổng thống Mỹ Obama thăm Việt Nam

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào ngày 23-25/5 vừa qua, Tổng thống Obama đã tuyên bố Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam. 

Theo Vnexpress, tin tức này ngay lập tức trở thành tin nổi bật, được đăng trên trang nhất của một loạt trang truyền thông quốc tế như CNN, Reuters, BBC, WSJ... Khi tin tức vừa được tung ra, CNN đã cho hiển thị dòng chữ thông báo Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam trên đầu mỗi bài viết. Trên Twitter, các hãng tin đều thông báo tin tức này kèm với chữ Breaking (tin nóng hổi). Washington Post còn gọi đây là động thái mang tính lịch sử.

CNN dẫn lời Tổng thống Obama nói rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm là một phần trong nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng với Việt Nam và bác bỏ ý kiến cho rằng động thái trên nhằm đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Thay vào đó, đây là mong muốn tiếp tục bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, để bỏ đi một lệnh cấm "dựa trên sự phân chia ý thức hệ giữa hai nước", kênh truyền hình dẫn lời ông Obama, nói.

 Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cuộc họp báo ngày 23/5. Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters thì trích dẫn phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nói rằng: "Việt Nam đánh giá cao quyết định của Mỹ khi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây là bằng chứng rõ ràng rằng quan hệ hai nước đã được bình thường hóa hoàn toàn".

Hãng thông tấn AP nhận xét rằng "dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ là cú huých tâm lý cho các nhà lãnh đạo của Việt Nam". Tuy nhiên, hãng này cho rằng có thể sẽ không có sự gia tăng lớn trong doanh số bán vũ khí của Mỹ.

Hãng tin nhắc lại rằng Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vào năm 2014. Tuy Việt Nam chưa mua hệ thống vũ khí nào từ Mỹ, quyết định dỡ bỏ hôm nay cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đã được hoàn toàn bình thường hóa và mở đường cho hợp tác an ninh sâu sắc hơn.

AP cũng viết rằng với chuyến thăm Việt Nam, ông Obama mong muốn tăng cường quan hệ với một sức mạnh mới nổi, nơi tầng lớp trung lưu đang mở rộng nhanh chóng và là thị trường đầy hứa hẹn cho hàng hóa Mỹ.

WSJ đưa tin về nghị trình của ông Obama ở Việt Nam, với lịch gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. WSJ viết rằng một loạt cuộc gặp của ông Obama với các quan chức chính phủ Việt Nam nhằm làm sâu sắc quan hệ Việt - Mỹ thông qua các sáng kiến kinh tế và an ninh mới. Tờ này cũng đề cập đến sự chào đón của nhân dân Việt Nam với ông Obama, khi nhiều người đứng dọc con đường đoàn xe chở thổng thống Mỹ di chuyển đến Phủ Chủ tịch.

WSJ dẫn lời ông Obama, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. "Tôi nghĩ rằng Việt Nam và Mỹ có mối lo ngại chung về các vấn đề hàng hải", ông nói.

"Rõ ràng từ chuyến thăm này, người dân hai nước đều háo hức cho một mối quan hệ gần gũi hơn", BBC dẫn lời ông Obama, khẳng định.

 Tin Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam lên trang nhất CNN. Ảnh: Vnexpress

Trong khi đó, cũng theo Vnexpress, cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga cho rằng việc Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến các thương vụ vũ khí giữa Moscow và Hà Nội. 

"Quan hệ của chúng tôi với Việt Nam mang tính chiến lược và việc phát triển sẽ phụ thuộc vào giới lãnh đạo của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng điều này (việc dỡ lệnh cấm vận) sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu vũ khí của Nga", hãng thông tấn Tass dẫn lời ông Anatoly Punchukdeputy, phó giám đốc cơ quan liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự, hôm qua nói.

Trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo Washington quyết định dỡ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Lệnh cấm vận được nới lỏng năm 2014. 

Tổng thống Obama đưa ra tuyên bố trong chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ông tới Việt Nam trong hai nhiệm kỳ làm tổng thống. Ông cũng là tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp thăm Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. 

Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga. Việt Nam đã mua nhiều loại vũ khí của nước này, trong đó có khinh hạm Gepard 3.9 và các tàu ngầm diesel điện lớp Kilo theo Đề án 636. Việt Nam cũng đóng các tàu tên lửa tấn công lớp Molniya, theo công nghệ do Nga chuyển giao.

Theo Tri thức trẻ, trả lời Thời báo Hoàn Cầu về việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí với Việt Nam, Mã Nghiêu - chuyên gia nghiên cứu đặc biệt của Học viện Quan hệ quốc tế và hành chính công, Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, Trung Quốc nói:

"Việc ông Obama đột nhiên dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam hoàn toàn không nằm ngoài dự đoán".

Trước câu hỏi liệu việc này có thực chất ảnh hưởng đến Trung Quốc hay không, Mã Nghiêu cho rằng: "Điều này ảnh hưởng rất lớn đến Trung Quốc.

Mỹ có thể sẽ cung cấp cho Việt Nam những vũ khí có khả năng làm suy giảm ưu thế của Trung Quốc đối với Việt Nam, ví dụ như hệ thống giám sát trận địa tối tân như radar hiệu suất cao hoặc hệ thống sonar, nâng cao năng lực nhận biết tình hình thực chiến của quân đội Việt Nam.

Mỹ cũng có thể cung cấp máy bay săn ngầm cho Việt Nam, buộc Trung Quốc phải trả giá đắt hơn trong cuộc tranh giành quyền kiểm soát trên biển." 

Với vấn đề Trung Quốc sẽ ứng phó ra sao, Mã Nghiêu hung hăng tuyên bố trên Thời báo Hoàn Cầu: "Trung Quốc nên tăng cường xây dựng quân sự mang tính hệ thống. Bởi chiến tranh hiện đại là hình thức chiến tranh đối kháng hệ thống. Trong khi đó, Trung Quốc có lợi thế hơn Việt Nam ở tính hoàn chỉnh trong hệ thống tác chiến. Việt Nam không thể chỉ dựa vào hệ thống tác chiến hoàn chỉnh do Mỹ xây dựng nên Trung Quốc có thể nỗ lực hơn nữa trong vấn đề này.

Đồng thời, Trung Quốc nên coi phương pháp tác chiến mang tính tập kích hệ thống để làm giảm khả năng đe dọa từ thương mại quân sự Việt - Mỹ xuống mức thấp nhất".

3 ngày thành công mĩ mãn của Tổng thống Obama ở Việt Nam qua ảnh(VietQ.vn) - Trong 3 ngày Tổng thống Obama ở Việt Nam, ông đã gặp gỡ các lãnh đạo, đối thoại với thanh niên, thưởng thức ẩm thực Việt Nam và giao lưu với người dân.

Hoàng Minh (t/h)

Với vấn đề Trung Quốc sẽ ứng phó ra sao, Mã Nghiêu hung hăng tuyên bố trên Thời báo Hoàn Cầu: "Trung Quốc nên tăng cường xây dựng quân sự mang tính hệ thống. Bởi chiến tranh hiện đại là hình thức chiến tranh đối kháng hệ thống.

Trong khi đó, Trung Quốc có lợi thế hơn Việt Nam ở tính hoàn chỉnh trong hệ thống tác chiến.

Việt Nam không thể chỉ dựa vào hệ thống tác chiến hoàn chỉnh do Mỹ xây dựng nên Trung Quốc có thể nỗ lực hơn nữa trong vấn đề này.

Đồng thời, Trung Quốc nên coi phương pháp tác chiến mang tính tập kích hệ thống để làm giảm khả năng đe dọa từ thương mại quân sự Việt - Mỹ xuống mức thấp nhất".

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào đầu giờ chiều nay 23/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang xác nhận, Washington đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. 

Về phần mình, Tổng thống Obama khẳng định, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí "không liên quan đến Trung Quốc hay bất kì yếu tố nào khác mà quyết định này là kết quả của quá trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước".Trả lời Thời báo Hoàn Cầu về việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí với Việt Nam, Mã Nghiêu - chuyên gia nghiên cứu đặc biệt của Học viện Quan hệ quốc tế và hành chính công, Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, Trung Quốc nói:

"Việc ông Obama đột nhiên dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam hoàn toàn không nằm ngoài dự đoán".

Trước câu hỏi liệu việc này có thực chất ảnh hưởng đến Trung Quốc hay không, Mã Nghiêu cho rằng: "Điều này ảnh hưởng rất lớn đến Trung Quốc.

Mỹ có thể sẽ cung cấp cho Việt Nam những vũ khí có khả năng làm suy giảm ưu thế của Trung Quốc đối với Việt Nam, ví dụ như hệ thống giám sát trận địa tối tân như radar hiệu suất cao hoặc hệ thống sonar, nâng cao năng lực nhận biết tình hình thực chiến của quân đội Việt Nam.

Mỹ cũng có thể cung cấp máy bay săn ngầm cho Việt Nam, buộc Trung Quốc phải trả giá đắt hơn trong cuộc tranh giành quyền kiểm soát trên biển."

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang