Bảo vật quốc gia vừa được công nhận có gì đặc biệt?

author 07:15 31/12/2017

(VietQ.vn) - Những cổ vật bằng vàng tại Nghệ An vừa được công nhận là bảo vật Quốc gia đều có giá trị văn hoá - lịch sử quý hiếm.

Theo báo Nghệ An đăng tải, ba hiện vật ở Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Dao găm chuôi hình rắn ngậm chân voi (Niên đại: 2000 - 2500 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An); Muôi có cán hình tượng voi (Niên đại: 2000 - 2500 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An); Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn (Niên đại: Thế kỷ VII - VIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An).

Bảo vật quốc gia vừa được công nhận có gì đặc biệt?

Ba cổ vật vừa được công nhận là bảo vật Quốc gia. Ảnh: Trí thức trẻ

 

3 hiện vật nói trên đều có giá trị văn hoá - lịch sử quý hiếm. Đặc biệt hộp đựng xá lị Tháp Nhạn được tìm thấy trong quá trình khai quật di chỉ Tháp Nhạn (xã Hồng Long, huyện Nam Đàn). Theo các tài liệu có ở Bảo tàng Nghệ An, niên đại của Tháp Nhạn được xây dựng vào thời Đường, nửa đầu thế kỷ VII. Việc khai quật được Xá lị Đức Phật Thích ca tại đây đã cho thấy lịch sử Phật giáo có mặt ở Nghệ An khá sớm. 

 
Xá lị là một khái niệm của Phật giáo để chỉ một phần tinh cốt còn lại của Đức Phật sau khi thiêu xong lưu truyền cho hậu thế. Việc phát hiện hộp đựng xá lị có giá trị đặc biệt, giúp các nhà khoa học có thêm cứ liệu để nghiên cứu cách thức mai táng hoàn chỉnh của Phật giáo ở Việt Nam.
 

Tờ Trí Thức Trẻ đưa tin, hộp đựng xá lị có kích thước dài 8cm, rộng 5cm và cao 5,5cm, nặng 200g. Hộp hình chữ nhật với 2 phần là thân hộp và nắp hộp. Niên đại của hiện vật này khoảng thời kỳ Bắc thuộc, thế kỷ VII - VIII (nhà Đường). Hiện vật được trang trí bằng hoa văn cúc tròn 6 cánh ở nắp và ở thân hộp có trang trí hoa văn hoa sen cách điệu. Ở trong hộp xá lị có 1/3 là than tro, có 2 nửa hình tròn màu trắng đục, trong và mỏng như vỏ trứng gà, đó chính là xá lị.

Những địa điểm du lịch Tết dương lịch 2018 'ngon - bổ - rẻ'(VietQ.vn) - Còn chần chừ gì nữa, xách balo lên và đi ngay thôi với những địa điểm du lịch Tết dương lịch 2018 'ngon - bổ - rẻ' nhất này!

Bảo vật dao găm cán tượng rắn ngậm chân voi. Hiện vật này dài 12,3cm, rộng 3,5cm, nặng 50g. Hiện vật thu được tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (thị xã Thái Hoà) trong đợt khai quật lần thứ I, năm 1973. Hiện vật này có 2 phần gồm lưỡi và chuôi. Lưỡi dao mỏng, dài 5,5cm, hình giống hình tam giác. Mũi dao nhọn, hai đầu chắn tay có hình râu bướm. Phần chuôi dao dài 6,8cm. Đặc biệt phần chuôi có hình hai con rắn thân tròn xoắn lấy nhau. Miệng rắn mở to, có đôi mắt lồi và 2 con rắn đang há miệng đỡ lấy cặp chân sau và cặp chân trước của một con voi. Hiện vật này có niên đại thời văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay 2500-2000 năm. Hiện vật thu được tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (thị xã Thái Hoà) trong đợt khai quật lần thứ I, năm 1973. Dao găm này là vũ khí của cư dân Việt cổ, có giá trị văn hoá lịch sử đặc biệt.

Hiện vật Muôi đúc tượng voi. Muôi có chiều dài 18,5cm, đường kính miệng 7,8cm, trọng lượng 200 gram. Bảo vật này được tìm thấy trong mộ vò úp nhau, tại di chỉ khảo cổ học làng Vạc trong đợt khai quật thứ II, năm 1981. Hiện vật này có 2 phần, phần để múc và cán. Phần để múc sâu lòng, có thủng một lỗ đã đuược người xưa hàn đồng lại. Phần cán muôi dẹt dài 11,5cm, rộng 4,6cm. Trên cùng của đầu cán có đúc tượng voi, trên lưng voi và ván có khắc hoa văn gân lá rất đẹp. Niên đại thời Văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2500-2000 năm.

Minh Châu (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang