Bầu Đức 'tậu' được bao nhiêu đất ở Lào và Campuchia?

author 09:21 15/05/2013

(VietQ.vn) - Nổi đình nổi đám nhờ bất động sản, tuy nhiên lĩnh vực trồng trọt đang được kỳ vọng sẽ là “nồi cơm” chính của Hoàng Anh Gia Lai trong thời gian tới. Đây là cuộc chơi dài hơi, HAGL đã đầu tư từ năm 2007 và đến năm 2013 thì mới bắt đầu khai thác. Cây cao su mất khoảng 5 năm để khai thác thì cọ dầu chỉ mất khoảng 3 năm.

Hoạt động trồng cây công nghiệp của HAGL hiện do CTCP Cao su Hoàng Anh Gia Lai quản lý, bao gồm cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực mía đường và cọ dầu.

Đầu tư cao su đòi hỏi nguồn vốn lớn đồng thời phải có được quỹ đất lớn. Cao su Hoàng Anh Gia Lai đặt trụ sở chính tại Việt Nam và đầu tư vào nhiều công ty con hoạt động trực tiếp tại 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Theo báo cáo thường niên năm 2012 của HAGL thì đến hết năm 2013, tập đoàn đã trồng xong 43.540ha cao su, đến hết năm 2013 sẽ hoàn thành chương trình trồng 51.000 ha cao su tại Tây Nguyên Việt Nam, Lào và Campuchia.

Hết năm 2013, HAGL sẽ hoàn thành việc trồng 51.000ha cao su
Hết năm 2013, HAGL sẽ hoàn thành việc trồng 51.000ha cao su

Theo một tài liệu do Cao su HAGL phát hành được đăng tải trên CafeBiz có được, phân bổ diện tích trồng cao su bao gồm: 27.200 ha tại Lào (chiếm 53%), 13.800 ha tại Campuchia (27%) và 10.000 ha tại Việt Nam, tại 2 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk (20%).

Cũng trong tài liệu trên, Công ty Cao su Hoàng Anh Gia Lai đã mô tả mục tiêu dài hạn: “Hoàn tất trồng 100.000 ha cao su, cọ dầu trên quỹ đất hiện có. Phát triển ngành mía đường tương ứng với điều kiện và khảnăng cho phép.”. Trong đó, bao gồm 50.000ha tại Campuchia, 40.000ha tại Lào và 10.000ha tại Campuchia.

Sau khi chương trình trồng 51.000 ha trồng cao su hoàn tất vào năm 2013, diện tích cao su phát triển mới ở giai đoạn tiếp theo sẽ được thực hiện chủ yếu tại Campuchia. Đầu năm nay, HAGL đã đưa vào hoạt động nhà máy chế biến mủ cao su công suất 25.000 tấn/năm ở Lào.

Đối với lĩnh vực mía đường: HAGL có quỹ đất khoảng 12.000ha trồng mía và đã hoàn thành nhà máy ép mía công suất 7.000 tấn/ngày tại Lào.

Đối với lĩnh vực trồng cọ dầu: diện tích trồng đến hết năm 2016 dự kiến là 20.400 ha (chủ yếu tại Campuchia và một ít tại Lào) và đã trồng đến năm 2012 khoảng 4.000ha. HAGL dự kiến xây dựng nhà máy chế biến dầu cọ trong năm 2014.

Phân bố quỹ đất của HAGL
Phân bố quỹ đất của HAGL

Trong báo cáo chỉ trích hoạt động trồng cao su của HAGL và VRG ở Lào và Campuchia của Global Witness công bố mới đây có đoạn đề cập đến quỹ đất mà HAGL có: “Hoàng Anh Gia Lai và các công ty liên kết dường như đã được bố trí tổng cộng 81.919 hécta đất đai. Trong số này, 47.370 hécta đất ở Campuchia, mà theo giới hạn pháp lý ở đó, thì mỗi công ty chỉ được 10.000 hécta”.

Theo quan sát của CafeBiz, HAGL có vẻ không vi phạm quy định mỗi công ty chỉ được 10.000ha ở Campuchia vì tại Campuchia, cao su HAGL có nhiều công ty con thực hiện nhiều dự án đầu tư khác nhau và mỗi công ty con này đều nắm không quá 10.000ha.


Cơ cấu tổ chức của Cao su HAGL đến cuối năm 2012 (Nguồn: HAGL Rubber)

Văn Khoa (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang