Bê bối gián điệp e-mail tại trường Đại học Harvard

author 09:26 31/03/2013

Giáo sư khoa Luật Charles J. Ogletree phát biểu: "Tôi thấy sốc và hết sức thất vọng". Thông tin về vụ gián điệp các tài khoản e-mail là kết quả của vụ bê bối gian lận trong kỳ thi kiểm tra cuối kỳ môn Quốc hội vào mùa thu năm 2012 và sau đó 70 sinh viên đã bị buộc rời khỏi nhà trường.

Sau khi vụ bê bối gian lận thi cử ở Đại học Harvard danh tiếng của Mỹ gây chấn động dư luận hồi năm 2012, Hội đồng quản trị của nhà trường đã bí mật gián điệp tài khoản e-mail của 16 trưởng khoa trong nỗ lực tìm hiểu nguồn đã rò rỉ thông tin nội bộ cho báo chí. Phần đông các trưởng khoa không hề biết chuyện này cho đến khi mới đây tờ Boston Globe lần đầu tiên tiết lộ vụ việc không thể chấp nhận đã diễn ra âm thầm suốt 5 năm qua. Trước sự phẫn nộ của các trưởng khoa, Hội đồng quản trị nhà trường bị buộc phải đưa ra lời xin lỗi.

Giáo sư khoa Luật Charles J. Ogletree phát biểu: "Tôi thấy sốc và hết sức thất vọng". Thông tin về vụ gián điệp các tài khoản e-mail là kết quả của vụ bê bối gian lận trong kỳ thi kiểm tra cuối kỳ môn Quốc hội vào mùa thu năm 2012 và sau đó 70 sinh viên đã bị buộc rời khỏi nhà trường.
 
Harry R. Lewis, giáo sư và là cựu trưởng khoa Đại học Harvard, cho biết vụ việc đã gây hoang mang cho nhiều người. Còn nữ giáo sư khoa Xã hội học Mary C. Waters đánh giá hành động của Hội đồng quản trị nhà trường là "khủng khiếp" và "gây mất lòng tin".
Đại học Harvard
 
Mặc dù một số giáo sư không muốn nói chuyện với phóng viên tờ Boston Globe, song họ lại tỏ ra thiếu kiềm chế khi không ngớt bàn cãi về đề tài trên Internet. Ví dụ trên blog của mình, giáo sư Hary R. Lewis mô tả hành vi gián điệp e-mail của Hội đồng quản trị là "đáng hổ thẹn" và - cũng giống như nhiều đồng nghiệp khác - cho biết vụ việc đã khiến ông không còn muốn sử dụng tài khoản e-mail của Đại học Harvard mà thích chuyển sang tài khoản riêng của mình.
 
Trong khi đó, người phát ngôn của Đại học Harvard từ chối bình luận vấn đề này với báo chí, không phủ nhận hay khẳng định sự việc. Nhiều người nghi ngại vụ bê bối gián điệp nếu leo thang cuối cùng có thể dẫn đến sự đối đầu căng thẳng giữa các trưởng khoa cư trú trong nhà trường và Hội đồng quản trị.
 
Trưởng khoa cư trú là những người sống trong những căn hộ bên trong khuôn viên Đại học Harvard cùng với sinh viên nội trú và đã cố vấn cho số sinh viên này hàng loạt các vấn đề. Các trưởng khoa cư trú cũng được chỉ định vào vị trí thuyết giảng và làm việc trong các tổ chức khoa khác nhau.
 
Vài thành viên khoa giáo của Harvard nghi ngờ Hội đồng quản trị nhà trường tự cho phép mình quyền bí mật kiểm tra e-mail của họ vì cho rằng các trưởng khoa cư trú như là nhân viên bình thường hơn là các thành viên khoa giáo bởi vì chính sách nhà trường đặc biệt bảo vệ quyền riêng tư điện tử của loại đối tượng này. Nữ giáo sư Mary C. Waters cho rằng, vụ việc nên đưa ra Hội đồng Khoa để điều tra xem ai trực tiếp ra lệnh giám sát bí mật các tài khoản e-mail.
 
Theo chính sách của khoa, Hội đồng quản trị có thể lục lọi một tài khoản e-mail thuộc khoa phục vụ cho một cuộc điều tra nội bộ song việc này phải được thông báo đến mọi thành viên của khoa trước hay ngay sau đó. Hành động không minh bạch của Hội đồng quản trị diễn ra trong thời gian quá lâu được coi là vi phạm trắng trợn chính sách này.
 
Sau khi vụ bê bối gián điệp e-mail bị phanh phui, những phản ứng đã lan ra ngoài phạm vi của Đại học Harvard. Như là, Richard Bradley - cựu sinh viên trường và tác giả cuốn sách "Những quy tắc của Harvard" - đánh giá vụ bê bối đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiếng tăm của nhà trường trong bề dày lịch sử của nó.
 
Giáo sư Lawrence H. Summers viết trên blog cá nhân: "Đây là một sự vi phạm quyền riêng tư, một hành động phản bội lại niềm tin và một sự vi phạm những giá trị mà nhà trường lẽ ra cần ra sức bảo vệ".
Cuối năm 2012, khoảng 125 sinh viên Trường đại học Harvard bị điều tra do nghi vấn gian lận trong kỳ thi. Vụ việc này được coi như một trong những bê bối tồi tệ nhất trong lịch sử Trường đại học Harvard danh tiếng.
 
Vụ việc đã bị đưa ra ánh sáng khi một trợ giảng phát hiện ra nhiều điểm tương đồng trong nhiều bài kiểm tra vào giữa tháng 5/2012 và đưa ra chất vấn giáo sư chịu trách nhiệm quản lý khóa học. Ban điều hành của trường lập tức tiến hành điều tra vụ việc.
 
Tất cả những sinh viên trên đều học cùng một lớp có tổng số khoảng 250 người, những người "trong diện tình nghi" phải trình bày về vụ việc và sự liên quan của cá nhân trước ban điều hành nhà trường. Chế tài phạt bao gồm cảnh cáo, đình chỉ hoặc đuổi học.
 
Theo một số sinh viên, nhóm sinh viên bị nghi gian lận học trong khóa học có tên Government 1310 do Giáo sư Matthew Platt phụ trách. Theo đại diện của Đại học Harvard, những sinh viên vi phạm quy định của trường sẽ có thể bị đình chỉ học 1 năm hoặc nặng hơn.
 

 Theo ANTG

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang