Bê bối vắc-xin giả chấn động Trung Quốc: Tính độc quyền là nguyên nhân của vụ việc?

authorKhánh Hồng 16:38 02/08/2018

(VietQ.vn) - Tính độc quyền và sự bảo hộ của chính quyền Bắc Kinh trong việc chống lại nhập khẩu vắc-xin được cho là nguyên nhân gây ra vụ việc chấn động vắc-xin giả tại Trung Quốc.

18 nhân viên trong một nhà sản xuất dược phẩm lớn của Trung Quốc đã bị bắt, bao gồm cả nữ chủ tịch công ty, bà Gao Junfang.

Có trụ sở tại Cát Lâm, Công ty công nghệ sinh học Changchun Changsheng hiện đang đươc giám sát chặt chẽ sau bê bối cáo buộc sản xuất và bán vắc-xin bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván (DPT) cũng như bệnh dại giả, không đạt tiêu chuẩn.

Liên quan đến vụ việc, giám đốc cơ quan quản lý tiêm chủng thuộc Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh Sơn Đông, ông Song Lizhi, đã cố gắng tự tử và hiện đang trong tình trạng nguy kịch sau khi tiêm một liều lượng lớn insulin.

be-boi-vac-xin-gia-gay-xon-xao-trung-quoc-tinh-doc-quyen-la-nguyen-nhan-cua-vu-viec

 Bê bối vắc-xin giả gây chấn động Trung Quốc. Ảnh: asianews

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 23/7 đã chỉ thị cơ quan chức năng nước này điều tra và nghiêm trị những đối tượng chịu trách nhiệm trong vụ bê bối.

Lãnh đạo nước này cũng ra lệnh điều tra thêm để xác định trách nhiệm của các quan chức chính phủ liên quan đến công ty công nghệ sinh học Changsheng.

Trên mạng xã hội, người dân Trung Quốc đã bày tỏ sự giận dữ của mình trước vụ việc. "Tôi chỉ muốn hỏi liệu sẽ có bất kỳ trách nhiệm chính thức nào và ai đó phải từ chức hay bị trừng phạt vì điều này", một người dùng hỏi.

Trong bối cảnh vụ bê bối mới nhất, niềm tin của người tiêu dùng đối với nền dược phẩm nước nhà đã sụp đổ. Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc bây giờ muốn đưa con đến Hồng Kông hoặc Nhật Bản để tiêm chủng.

Sự việc của công ty công nghệ sinh học Changsheng cũng đã làm dấy lên một số câu hỏi về các biện pháp bảo hộ của Bắc Kinh trong việc chống lại nhập khẩu vắc-xin nước ngoài.

Nhà kinh tế Wang Fuzhong đã kêu gọi chính phủ mở cửa rộng hơn để nhập khẩu vắc-xin trong sự trỗi dậy của vụ bê bối. Viết trên blog cá nhân của mình, vị này cho biết điều này sẽ kích hoạt sự cạnh tranh trên thị trường.

Wang nói thêm rằng một thị trường cạnh tranh và hiệu quả sẽ giúp cải thiện sự an toàn trong ngành công nghiệp dược phẩm. Ông cũng nhấn mạnh rằng một thị trường khép kín dẫn đến rủi ro, tham nhũng và nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người.

Số lượng vắc-xin nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc chiếm thị phần rất nhỏ, và đã giảm từ 5% trong năm 2012 xuống 2,5% trong năm ngoái.

Trong số các loại thuốc chủng ngừa đang có mặt ở Trung Quốc, gần 80% là các sản phẩm loại 1 được đưa vào chương trình tiêm chủng bắt buộc của chính phủ và phải được cung cấp gần như độc quyền bởi các công ty Trung Quốc.

20% còn lại là các sản phẩm loại 2 được mở để cạnh tranh từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Tổng cục Giám sát và quản lý thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc (CFDA) là cơ quan cấp giấy phép cho các sản phẩm được phép bán tại Trung Quốc. Giấy phép này phải được gia hạn sau mỗi năm năm, nhưng CFDA có thể quyết định không gia hạn mà không đưa ra lý do nào, và đó là những gì đã xảy ra với công ty Pfizer tại Mỹ.

Vào năm 2015, CFDA đã từ chối gia hạn giấy phép nhập khẩu cho sản phẩm Prevenar 7, một loại vắc-xin của Pfizer nhằm bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi viêm phổi mà không một lời giải thích.

Công ty này phải mất 18 tháng để được chấp thuận bán một phiên bản nâng cấp của vắc-xin, Prevenar 13 ở Trung Quốc.

George Kuo, Chủ tịch Dịch vụ sản phụ khoa Mỹ-Trung Thượng Hải, đã mang 13.000 liều vắc-xin mà không có giấy phép. Cuối cùng anh ta đã bị kết tội bán “thuốc giả” bởi tòa án Thượng Hải và bị kết án bảy năm tù.

Cán bộ Cục Đường thủy lập ‘quỹ đen’, chia chác tiền tỷ: Bộ trưởng GTVT yêu cầu xác minh(VietQ.vn) - Liên quan đến thông tin Cán bộ Cục Đường thủy nội địa lập ‘quỹ đen’, chia chác tiền tỷ, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu xác minh.

Một trường hợp tương tự như của Pfizer llà Sanofi Pasteur. Công ty này đã rút lui khỏi Trung Quốc sau khi Bắc Kinh thay đổi tiêu chuẩn của họ trong năm 2010. Điều này đã để lại thị trường thênh thanh cho Công nghệ sinh học Changseng.

Nhờ sự rút lui của Sanofi Pasteur, công ty có trụ sở tại Cát Lâm đã trở thành nhà cung cấp vắc-xi bệnh dại lớn thứ hai trong nước năm ngoái, với 23% thị phần.

Khánh Hồng (theo asianews)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang