Bệnh tay chân miệng dễ nhầm nhiều bệnh khác, mẹ đừng tự ý mua thuốc kẻo hại con

author 14:37 17/10/2017

(VietQ.vn) - Bệnh tay chân miệng là bệnh rất nguy hiểm nhưng lại có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với những bệnh nhẹ hơn như viêm loét miệng, dị ứng, sốt phát ban,...

Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra, bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

Biến chứng của bệnh Tay chân miệng có thể gây tử vong. Ảnh: VOV 

Dấu hiệu chính của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, da... chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Cho đến nay bệnh Tay chân miệng chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mặc dù hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ nhưng một số trường hợp bệnh thể nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm (viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp...) dẫn đến tử vong.  

Bệnh có nhiều dấu hiệu giống với các bệnh như viêm loét miệng, dị ứng, sốt phát ban,...Nên nhiều người vẫn tự ý đi mua thuốc về chữa trị cho con. Chị Nguyễn Thị Hồng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: " Con trai tôi mới 3 tuổi, khi cháu kêu đau miệng ăn uống khó tôi nghĩ cháu bị nhiệt miệng nên chỉ tăng cường cho cháu ăn đồ mát, và mua thuốc trị nhiệt miệng cho cháu uống. Chân tay bé cũng nổi ban đỏ, tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là do nhiệt đến khi cháu sốt cao, liên tục, đưa đến bệnh viện mới biết cháu bị bệnh Tay chân miệng. Khi nghe bác sỹ nói nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây tử vong mà tôi thấy ân hận quá!".

Chớ dại để bật lửa trong túi quần vì có ngày nổ ‘bay súng’(VietQ.vn) - Một người đàn ông đã bị bỏng nặng phần hạ bộ, đùi, bụng vì để chiếc bật lửa trong túi quần bất ngờ phát hỏa.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

Minh Châu

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang