Bi kịch hội chứng 'nàng tiên cá' ngoài đời thực và những bí ẩn chưa thể giải đáp

authorThu Hường 05:30 19/06/2018

(VietQ.vn) - Trái với vẻ đẹp của nàng tiên cá trong cổ tích, hội chứng 'nàng tiên cá' là một căn bệnh quái ác, khiến người mắc phải bị dính 2 chân với nhau trông giống như đuôi cá.

Sự kiện: Khám phá bí ẩn thế giới

Những nàng tiên cá thường xuất hiện trong truyện cổ tích có nửa người trên giống hệt một cô gái đẹp với làn da trắng và mái tóc bồng bềnh, còn nửa dưới là phần đuôi được bao bọc bởi lớp vảy lớn và có hình thù giống như đuôi cá khiến không ít người lên tiếng khen ngợi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại nàng tiên cá không còn là nhân vật trên trang giấy mang vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ mà giờ đây những nàng tiên ấy đã bước ra ngoài đời thực khiến con người vô cùng lo lắng và sợ hãi.

Hình tượng nàng tiên cá trong thần thoại. Ảnh: Acient Origins 

Được biết, những nàng tiên cá sống sót ngoài đời thực thực chất là đang mang một bệnh. Căn bệnh khá lạ lùng mang tên - Sirenomelia. Đây là một căn bệnh quái ác, khiến người mắc phải bị dính 2 chân với nhau trông giống như đuôi cá, người mắc bệnh này có thể bị tử vong bất cứ lúc nào.

Quá trình tìm hiểu được biết, hội chứng này thường bắt đầu từ lúc thai nhi còn đang ở trong bụng mẹ, khi mà mạch máu cung cấp từ động mạch chủ ở trong tử cung người mẹ bị hư hại. Tỉ lệ em bé sinh ra bị nhiễm phải hội chứng trên là 1/100.000 và thường những em bé này chỉ sống được từ một đến hai ngày do bị tác động rất lớn đến sự phát triển của thận và bóng đái. Tuy nhiên cũng có những đứa trẻ sống sót được lâu hơn.

Một trong số những đứa trẻ không may mắn mắc căn bệnh này là cô bé Shiloh Pepin (Mỹ), sinh ngày 4/8/1999. Shiloh Pepin có đôi chân dính liền, không bàng quang, tử cung, hậu môn, âm đạo; chỉ có 1/4 quả thận và một bên buồng trứng. Bố mẹ Shiloh là Leslie và Elmer Pepin đã được thông báo về tình trạng của con gái trước khi sinh ra. Họ nghĩ rằng Shiloh cùng lắm chỉ sống được vài tháng.

Shiloh Pepin, em bé mắc chứng Sirenomelia sống lâu nhất thế giới. Ảnh: yan.vn

Trái với dự đoán của mọi người, Shiloh vẫn sống tiếp dù cơ thể hết sức yếu ớt. Lên 2 tuổi, em được đưa tới Bệnh viện Nhi Barbara Bush để ghép thận.

Đôi chân dính làm một là biểu hiện rõ nhất của căn bệnh song không phải lý do khiến Sirenomelia gặp nguy hiểm. Lý do chính là "Shiloh khiếm khuyết một loạt cơ quan bao gồm tử cung, bàng quang và ruột già", các bác sỹ cho biết. "Bé cũng không có âm đạo hay trực tràng, nước tiểu không cách nào ra khỏi cơ thể. Hầu hết trẻ sơ sinh tử vong vì mô thận quá yếu".

Tin bắt được 'nàng tiên cá nặng 48kg' ở Quảng Nam là bịa đặtWebsite chuyên về ẩm thực, du lịch ở Quảng Nam đang đối diện án phạt vì đăng thông tin bịa đặt “người dân bắt được nàng tiên cá ở bãi biển”. Tình trạng hàng loạt trang web không có giấy phép đang xuất hiện tràn lan ở địa phương này.

May mắn, phần thận nhỏ còn lại giúp Shiloh đủ điều kiện ghép thận. Tháng 8/2007, Shiloh lúc này 8 tuổi trải qua ca phẫu thuật thận thứ 2. Tổng cộng, Shiloh đã lên bàn mổ 150 lần, chủ yếu nhằm tái tạo hoặc bù lại các phần nội tạng bị thiếu. Sau ca ghép thận, các bác sĩ gợi ý phẫu thuật tách chân cho Shiloh nhưng em từ chối bởi "tốt hơn hết nên học cách sống chung" với bệnh tật. Ngày 23/10/2009, em qua đời vì viêm phổi.

Đứa trẻ người Peru có tên Milagros Cerron cũng là một trong số những đứa bé kém may mắn khi mang trong mình căn bệnh này. Năm 2006, các chuyên gia đã tách thành công hai chân của cô bé khi đó mới hai tuổi. Hiện giờ cô bé đã đi lại bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần phẫu thuật nữa để khắc phục những biến chứng ở thận, hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục.

Milagros bị mắc hội chứng "nàng tiên cá". Ảnh: Giadinhvietnam

Ở thời điểm hiện tại, số lượng người mắc phải hội chứng Sirenomelia mà sống sót được rất ít. Đến nay, cô gái mắc hội chứng này sống lâu nhất đó là cô Tiffany York, sinh năm 1988. Hiện Tiffany York đã được phẫu thuật tách chân và đến nay vẫn còn sống.

Bên cạnh những nguy hiểm mà hội chứng này mang lại, xét trên khía cạnh tích cực, những trẻ em mắc chứng Sirenomelia sẽ cảm thấy tự hào vì mình giống những sinh vật xinh đẹp hiện diện trong cổ tích, thần thoại xa xưa.

Tới nay, nguyên nhân cụ thể khiến cho những em bé mắc phải dị tật quái lạ trên đến nay vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Nguồn gốc thực sự của hội chứng Sirenomelia vẫn là bí ẩn. Giả thuyết bệnh xuất hiện do di truyền và sự rối loạn tuần hoàn máu trong tử cung người mẹ khiến các bộ phận thai nhi bị biến dạng đã bị loại bỏ. Có thế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng trong thời kì mang thai là những tác nhân chính dẫn đến các cơ quan của em bé không được phát triển đầy đủ.

Xã hội càng phát triển, hội chứng nàng tiên cá càng trở nên hiếm gặp nhờ quá trình siêu âm giúp phát hiện và sàng lọc dị tật thai ngay từ trong bụng mẹ.

Hạnh Vũ (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang