Bí mật bên trong xưởng chế sản phẩm 'nhái' thực phẩm chức năng, thuốc

author 21:32 17/08/2018

(VietQ.vn) - Đoàn kiểm tra số 1 thuộc Ban Quản lý ATTP TP.HCM vừa thu giữ 220 thùng sản phẩm nhái hình dáng thực phẩm chức năng, thuốc của Công ty TNHH Hotel Students sản xuất.

Báo Thanh Niên đưa tin, Ban Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM cho biết, khi kiểm tra tại công ty TNHH Hotel Students và nơi sản xuất là chi nhánh của công ty ở địa chỉ 46A Thạnh Lộc 26, P.Thạnh Lộc, Q.12 cho thấy, hiện trường nơi sản xuất thực phẩm trong điều kiện không đảm bảo ATTP; kho bảo quản không đảm bảo. Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 13 loại sản phẩm được đóng trong hơn 220 thùng giấy.

Số sản phẩm được lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ rất giống với thực phẩm chức năng, thuốc. Ảnh: Duy Tính

 Số sản phẩm được lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ rất giống với thực phẩm chức năng, thuốc. Ảnh: Duy Tính

Theo quan sát, những sản phẩm bị niêm phong có hình dạng đa số giống thuốc hoặc thực phẩm chức năng (TPCN). Cụ thể như viên Gelatin Eucalyptol hình dạng nang mềm, mùi dầu khuynh diệp; ngoài bao bì, vỏ hộp không có số đăng ký.

VTM-gluco 500 có 2 loại: viên nang mềm trong vỉ nhôm và viên nang mềm trong hộp nhựa; bao bì có hình khớp gối đang viêm đau; SĐK: TCCS 003/2018/CT-Hotel Students. Glucosamine 500 viên nang, cũng ghi TCCS 003/2018/CT-Hotel (không có chữ Students).

Nano nghệ loại bột và viên nang ghi TCCS 001/2018/CT-Hotel. Viên nang dầu gấc ghi TCCS: 005/2018/CT-Hotel. Ghinko For (quảng cáo là giúp bổ sung dưỡng chất cho não) ghi TCCS 002/2018/CT-Hotel...

Tất cả các sản phẩm đều có hạn dùng đến năm 2021. Ngoài ra, khi kiểm tra trong chi nhánh sản xuất nguyên liệu để làm các sản phẩm có rất nhiều thùng dầu ăn lớn dùng để phối trộn với các thành phần khác làm thành phẩm một số sản phẩm.

Khi lực lượng chức năng hỏi về giấy tờ có liên quan tới các sản phẩm trên công ty chưa xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia dùng để sản xuất thực phẩm.

Theo đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản, niêm phong tạm giữ toàn bộ nguyên liệu, phụ gia dùng để sản xuất thực phẩm (lưu tại cơ sở) và tạm giữ toàn bộ hơn 220 thùng thành phẩm chờ xử lý.

Xác định về những sản phẩm thực phẩm trên, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP TP.HCM cho rằng, nhìn hình dạng bên ngoài thì những sản phẩm này giống như TPCN, một số loại đóng viên nang như viên nhộng thuốc. “Dù là TPCN hay thuốc thì đều phải có số đăng ký ở Cục ATTP (nếu là TPCN) và Cục Quản lý dược (nếu là thuốc). Tuy nhiên, tất cả ở đây đều không có số đăng ký".

Nhận diện điểm yếu không ngờ của các hệ thống an toàn trên xe ô tô(VietQ.vn) - Nhiều tài xế tin tưởng rằng dựa vào công nghệ trợ giúp lái xe ô tô có thể yên tâm trên mọi cung đường, tuy nhiên mới đây Mỹ đã cảnh báo không nên quá tin tưởng vào thiết bị này.

Tương tự, liên quan tới thực phẩm chức năng giả, vừa qua, Công an TP. Hà Nội đã triệt phá một đường dây buôn bán và tiêu thụ thực phẩm chức năng giả như collagen, sữa ong chúa, nhau thai cừu và một số thực phẩm chức năng giảm béo… Các loại thực phẩm chức năng này có giá từ vài trăm tới hàng triệu đồng, được quảng cáo nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới.

Mở rộng điều tra, cơ quan công an khám xét các kho hàng tại chợ đầu mối Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Kết quả đã thu giữ tại chỗ 505 thùng cát-tông, bên trong chứa thực phẩm chức năng giả (mỗi thùng 20kg bán thành phẩm) và 14 bao tải chứa TPCN giả các loại cùng nhiều tem, nhãn, vỏ lọ… Mỗi lọ thành phẩm có trọng lượng 200g, tổng trọng lượng TPCN sản xuất nhái bị thu giữ tại nơi này khoảng 10 tấn.

Theo khai nhận của các đối tượng, một loạt viên nang không có nguồn gốc cùng bao bì in giả nguồn gốc xuất xứ Mỹ, Nhật, Úc được nhập từ Trung Quốc về, sau đó các đối tượng đã đóng gói rồi đưa đi các tỉnh tiêu thụ.

Để qua mặt cơ quan chức năng, các đối tượng đã không đưa trực tiếp TPCN giả vào cửa hàng thuốc hay chợ bán thuốc mà chọn phương thức giao nhận dọc đường. Theo tài liệu của trinh sát, chợ đầu mối thuốc Hapulico là một trong các điểm tiêu thụ lớn của đường dây này.

Theo Công an TP. Hà Nội, có trên 30 nhãn hiệu thực phẩm chức năng đã bị làm giả và được đường dây này tiêu thụ trong hơn 1 năm qua. Không chỉ tại chợ thuốc Hapulico mà nhiều cửa hàng thuốc lớn tại Hà Nội và các tỉnh cũng đang tiếp tay cho hoạt động này.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang