Bị mèo cắn tử vong- Đừng vì thú vui mà gặp họa

author 10:47 28/07/2017

(VietQ.vn) - Trường hợp tử vong do mèo cắn từ trước tới nay không phải là hiếm nhưng hiện nay nhiều gia đình vẫn nuôi mèo như một thú vui trong nhà mà không biết nguy hiểm thế nào.

Tử vong vì mèo cắn

Theo tờ Channel news asia, một người phụ nữ trong độ tuổi 50 bị tử vong sau 10 ngày bị mèo cắn trong khi cô xoay xở để đưa nó đi viện. Tại bệnh viện, người phụ nữ này được chuẩn đoán đã nhiễm virut gây bệnh SFTS (bệnh do bọ ve mang virut gây ra).

Một nguồn thông tin khác cho hay, không có dấu hiệu nào chứng tỏ người phụ nữ này bị con bọ ve cắn trước đó. Các quan chức Bộ Y tế cho biết, con mèo đã nhiễm virut do bị bọ ve cắn. Người phụ nữ bị nhiễm bệnh do lây từ mèo.

Đã có nhiều trường hợp bệnh lây nhiễm từ người qua người như cúm nhưng theo các quan chức địa phương đây có thể là trường hợp đầu tiên về việc người chết sau khi bị động vật mang bệnh cắn.

Một quan chức Bộ Y tế nói: "Chưa chắc chắn virut đến từ con mèo nhưng đây là trường hợp người nhiễm virut từ động vật mang bệnh đầu tiên trên thế giới".

 Bị mèo cắn có nguy cơ tử vong. Ảnh minh họa

 Bị mèo cắn có nguy cơ tử vong. Ảnh minh họa

SFTS xuất hiện với các triệu chứng chính là sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn là giảm lượng tiểu cầu trong máu, gây chảy máu trong các mô, bầm tím và chậm đông máu. Loại virut gây bệnh SFTS xuất hiện và lan truyền nhờ bọ ve. Ở Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 60 người mắc bệnh do bọ ve cắn, 20% trong số đó tử vong.

Một cán bộ Bộ Y tế Nhật cho biết: "Chỉ có những liệu pháp đối phó triệu chứng như sốt, tiêu chảy. Cách tốt nhất để không phòng bệnh là tránh không để bọ ve cắn".

Tương tự, một trường hợp tử vong hiếm gặp do vết thương từ mèo cắn đã được ghi nhận trên Tạp chí Các trường hợp Lâm sàng Thế giới. Theo đó, một người đàn ông 68 tuổi tại Canada đã bị ngất tại nhà và tử vong sau khi nhập viện. Các bác sĩ đã tiến hành điều tra nguyên nhân và xác định ông này bị phình động mạch chủ do nhiễm khuẩn Pasteurella multocida - một loại vi khuẩn thường thấy trong khoang miệng của vật nuôi như chó, mèo. Từ đó, các bác sĩ mới đưa ra kết luận: Chính vết thương do mèo cắn từ 4 tuần trước đã cướp đi mạng sống của người đàn ông khỏe mạnh.

Còn tại Việt Nam, trước đó ngày 31/5 thấy bé V (Hải Phòng) bỗng nhiên lên cơn sốt, gia đình đưa con đi khám tại phòng khám tư và sau đó là Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Khi nhập viện, tuy sốt cao nhưng bé V. vẫn còn tỉnh táo. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 7-8 giờ đồng hồ điều trị tại đây, tình trạng sức khỏe của cháu diễn biến xấu đi rất nhanh, cháu xuất hiện 7-8 cơn giật mình sau đó tiến đến suy thở.

Cháu bé được các bác sĩ BV Trẻ em Hải phòng chẩn đoán mắc viêm não và cấp tốc chuyển lên BV Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, trẻ sốt cao, có suy thở, li bì, hôn mê.

TS.BS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BV Nhi Trung ương cho biết, cháu bé khi vào viện được điều trị theo phác đồ viêm não - màng não. Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có nhiều biểu hiện bất thường so với bệnh cảnh viêm não thông thường như xuất tiết nhiều đờm dãi, dương vật cương cứng. Điều này khiến các bác sĩ nghĩ đến khả năng cháu nhiễm virus bệnh dại.

Khi hỏi thăm gia đình, các bác sĩ được biết trong nhà bé V. có nuôi chó mèo và bé thường xuyên chơi đùa với chúng. Cháu bé được tiến hành chọc dịch não tủy. Mẫu bệnh phẩm gửi sang Viện Vệ sinh dịch tễ làm xét nghiệm đặc hiệu tìm virus dại đã cho kết quả dương tính. Chẩn đoán nhiễm virus bệnh dại được xác nhận.

Sau 4 ngày, dù đã được các bác sĩ tích cực cấp cứu nhưng tình trạng của bé V. không cải thiện. Ngày 5/6, gia đình đã xin cho con về khi không còn hy vọng cứu chữa.

Giật mình 9 căn bệnh khủng khiếp từ con ruồi có thể gây ra cho con người(VietQ.vn) - Con ruồi không chỉ gây phiền phức cho con người mà nó còn mang theo nhiều vi trùng, vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.

Thận trọng khi nuôi thú cưng trong nhà

Theo BS Tuấn, đã từ hơn 10 năm nay, đây là trường hợp mắc bệnh dại thứ 2 mà khoa tiếp nhận. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả đau lòng này một phần do sự bất cẩn của người lớn trong quá trình chăm sóc, trông nom trẻ nhỏ.

TS Tuấn cho hay, việc gia đình có nuôi con vật trong nhà (nhất là vật khi chưa được tiêm phòng) và để trẻ thường xuyên tiếp xúc với chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Do thời gian ủ bệnh dại khá dài (từ 2-8 tuần, có thể kéo dài đến 1 năm) nên nhiều cha mẹ thường không để ý đến những tổn thương trên cơ thể trẻ. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng virus dại được truyền sang người.

Người dân nên thận trọng khi nuôi mèo, nhất là nhà có trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Người dân nên thận trọng khi nuôi mèo, nhất là nhà có trẻ nhỏ. Ảnh minh họa 

Còn theo BS Hoàng Xuân Đại, Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, các loài thú cảnh như chim, chó, mèo, chuột... đều tiềm ẩn những nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thường gặp nhất là bệnh sán dây chó, sán lá phổi, giun đũa… Người mắc sán chó thường đau bụng, tiêu chảy, sút cân và khi chúng xâm nhập lên não sẽ gây viêm não.

Ngoài ra, con người cũng rất dễ nhiễm giun đũa chó, mèo, ký sinh trong ruột chó, mèo và trứng giun theo phân ra ngoài. Con người còn vô tình bị nhiễm trứng giun đũa chó qua thức ăn, nước uống hay tay bẩn khi chăm sóc chó. Sau khi nuốt phải, trứng giun xuyên qua thành ruột vào máu thành ấu trùng, di chuyển đến các cơ quan nội tạng như gan, tim, phổi, não, mô cơ... Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi ấu trùng ký sinh ở mắt, gan, tim, phổi.

Bác sĩ Đại cũng nhấn mạnh, khi cho các con thú yêu ngủ chung giường mà chúng bị nhiễm giun sán, trứng giun hoặc ấu trùng sán rơi ra giường sẽ lây sang người và gây bệnh. Còn khi âu yếm, hôn hít chúng, chính là ta đã tạo cơ hội lây bệnh cho mình.

Phải biết chăm sóc thú cưng

Theo các chuyên gia về thú y, nếu muốn nuôi chó, mèo phải được tắm từ 1-2 lần/tuần bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin từ khi chúng được 2 tháng tuổi, tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần. Khi vật nuôi có các biểu hiện bệnh như lông rụng vung vãi, con vật ngứa ngáy, dụi người vào tường để gãi hoặc có những dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, ủ rũ, không nhanh nhẹn, rên rỉ… phải đưa đến các phòng khám thú y.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang