Philippines chỉ trích Hy Lạp bán tàu đổ bộ Biển Đông cho Trung Quốc

author 06:45 06/12/2014

(VietQ.vn) - Philippines phản đối Hy Lạp chuyển bán tàu đổ bộ đệm khí cũ cho Bắc Kinh vì cho rằng số tàu này sẽ dùng để ‘tranh đoạt Biển Đông’ trong khi tướng Ấn Độ lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm trọn Biển Đông.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức mới nhất trên báo chí, trang mạng quân sự Sina Trung Quốc mới đây đăng bài viết "Philippines chỉ trích Hy Lạp bán tàu đổ bộ cho Trung Quốc, cho rằng sẽ dùng để tranh đoạt Biển Đông". Trước đó, báo chí đưa tin, sau khi được Chính phủ Hy Lạp bật đèn xanh, Trung Quốc đã mua tàu đổ bộ đệm khí Zubr cũ của Hải quân Hy Lạp.

Philippines lo ngại Trung Quốc sẽ đưa tàu đổ bộ Zubr tới thị uy ở Biển Đông

Philippines lo ngại Trung Quốc sẽ đưa tàu đổ bộ Zubr tới thị uy ở Biển Đông. Ảnh Sina

Zubr là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất trên thế giới, có thể chở 3 chiếc xe tăng và 300 binh sĩ đổ bộ, hành trình vài trăm hải lý, hơn nữa còn có thể bố trí thủy lôi / rải mìn. Trước đó, Quân đội Trung Quốc đã trang bị vài chiếc tàu đổ bộ đệm khí Zubr, một chiếc gần đây được Ukraine bàn giao vào mấy tháng trước.

Sự khác biệt chính của loại tàu đổ bộ đệm khí này của Trung Quốc với tàu chiến cùng loại của Nga ở chỗ bố trí vũ khí, Trung Quốc sử dụng pháo AK-630 nội phiên bản tàng hình, radar Type 364 và hệ thống điều khiển hỏa lực quang học OFC-3.

Người phát ngôn tin tức Hải quân Hy Lạp Kleftos Priapos nhấn mạnh, bán tàu đổ bộ đệm khí Zubr cho Trung Quốc hoàn toàn không vi phạm lệnh cấm vũ khí đối với Trung Quốc của NATO, bởi vì những tàu chiến này được chế tạo tại Nga hoặc Ukraine. Ngoài ra, không thể phủ nhận rằng Hy Lạp đang rất cần nguồn lực tài chính.

Tình hình Biển Đông có nguy cơ tăng nhiệt trước động thái tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc

Tình hình Biển Đông có nguy cơ tăng nhiệt trước động thái tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Ảnh Sina

Một nguồn tin cho hay, chiếc tàu đổ bộ đệm khí Zubr đầu tiên Hải quân Hy Lạp chuyển bán cho Trung Quốc sẽ được bàn giao vào cuối năm 2014, dự kiến số hiệu thân tàu là 1337.

Tuy nhiên, khi phóng viên Philippines đưa ra vấn đề mang tính chỉ trích, tuyên bố tàu này có thể được Trung Quốc dùng để chiếm quần đảo Trường Sa trên Biển Đông (thuộc chủ quyền của Việt Nam), người phát ngôn Hy Lạp buộc phải làm gián đoạn cuộc phỏng vấn này.

Trong một diễn biến khác, phát biển trên các phương tiện truyền thông, Tư lệnh không quân Ấn Độ Arup Raha cảnh báo Trung Quốc sẽ sáp nhập Đài Loan, bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát, những vùng lãnh thổ mà Nga và Mông Cổ tuyên bố chủ quyền cũng như chiếm trọn biển Đông.

“Trọng tâm chiến lược hiện đã chuyển sang khu vực châu Á và châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn liên quan tới vấn đề an ninh. Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là sự lấn lướt của Trung Quốc” – ông Raha nói.

Tướng Ấn Độ lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm trọn biển Đông

Tướng Ấn Độ lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm trọn biển Đông. Ảnh CFP

Ông Raha cho hay: “Tôi hy vọng chuyện này không phải là sự thật. Nhưng việc Trung Quốc đang theo đuổi thiết lập nền hòa bình là điều đáng nghi ngờ. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác là chuẩn bị tinh thần để đối phó với thách thức này trong tương lai gần”.

Tuy nhiên, bình luận này của vị quan chức Ấn Độ đã bị ông Hàn Húc Đông của Trường ĐH Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc bác bỏ. Ông Hàn nhận định những tuyên bố của ông Raha trong buổi thuyết trình thường niên hôm 29/11 “cường điệu hóa” mối đe dọa từ Trung Quốc để nhấn mạnh tầm quan trọng của Không quân Ấn Độ và che lấp việc New Delhi chi thêm tiền cho khoản ngân sách quốc phòng quốc gia.

Minh Thùy (tổng hợp từ Giáo Dục, Người Lao Động)

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang