'Ngã ngửa' với vi khuẩn trong bình nước cá nhân như bệ bồn cầu

authorThảo Nguyên 13:03 20/02/2017

(VietQ.vn) - Lâu nay, chúng ta chỉ lo lắng vệ sinh và an toàn thực phẩm mà quên mất rằng những vật dụng hàng ngày cũng tiềm ẩn muôn vàn nguy cơ lây bệnh. Trong đó, bình nước cá nhân có nguy cơ hàng đầu.

Theo dữ liệu nghiên cứu năm 2016, những chai nước tái sử dụng có lượng vi sinh vật chẳng thua kém thậm chí hơn cả các đồ dùng nhiễm vi sinh vật như bàn chải đánh răng hay bệ bồn cầu. Một số phân tích trong phòng thí nghiệm đã cho ra kết quả trên một số mẫu chai có tới 300.000 vi khuẩn trên mỗi cm2 sau một tuần không cọ rửa.

Nguyên nhân gây ốm yếu không ở đâu xa

Thời tiết thuận lợi nhưng bạn thường xuyên có vấn đề về sức khoẻ thì hãy kiểm tra ngay những đồ mình hay sử dụng, chẳng hạn như bình nước cá nhân vì có thể nó là một ổ chứa vi khuẩn vô cùng lớn mà bạn chưa nhận ra.

 Bình nước cá nhân - vật dụng quen thuộc của nhiều người, là ổ chứa vi khuẩn

 Bình nước cá nhân - vật dụng quen thuộc của nhiều người, là ổ chứa vi khuẩn

Chúng ta thường có thói quen tái sử dụng các bình đựng nước để tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, có một sự thật là đa phần đều rất ngại vệ sinh chúng. Và chỉ sau vài lần quên hoặc cọ rửa không đúng cách thì những chiếc bình đựng nước uống có thể biến thành một cái ổ chứa vi khuẩn siêu khủng.

Theo dữ liệu nghiên cứu năm 2016, những chai nước tái sử dụng có lượng vi sinh vật chẳng thua kém thậm chí hơn cả các đồ dùng nhiễm vi sinh vật như bàn chải đánh răng hay bệ bồn cầu. Một số phân tích trong phòng thí nghiệm đã cho ra kết quả trên một số mẫu chai có tới 300.000 vi khuẩn trên mỗi cm2 sau một tuần không cọ rửa.

Việc uống nước theo cách miệng tiếp xúc với thành bình sẽ gây nhiễm khuẩn rất cao. Đối với những loại bình có vòi bóp nước trực tiếp vào miệng sẽ hạn chế tối đa số lượng vi khuẩn, tuy nhiên cũng không thua kém lượng vi khuẩn trên bệ bồn cầu.

Bình nước cá nhân mang nhiều vi khuẩn

 Bình nước cá nhân mang nhiều vi khuẩn

Một nghiên cứu trước đó cho thấy, hơn 70% mẫu chai nước của học sinh tiểu học (một trong số đó được tái sử dụng nhiều lần) đã không được làm sạch trước khi sử dụng. Họ phát hiện rẳng 2/3 trong số đó có nồng độ vi khuẩn vượt quá tiêu chuẩn của nước uống.

Chuyên gia khuyến cáo

Theo lời khuyên của các chuyên gia, cách đơn giản nhất là chúng ta cần làm sạch bình nước uống mỗi ngày. Nếu không có máy rửa bát hãy sử dụng nước rửa chuyên dụng, bàn chải chuyên dụng và kết hợp với nước nóng để làm sạch mọi ngõ ngách trong chai, hạn chế tối đa số lượng vi khuẩn. Ngoài ra, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cầm vào chai cũng góp phần hạn chế vi khuẩn và lây nhiễm.

Đặc biệt trong quá trình sử dụng nên hạn chế tiếp xúc miệng với thành bình. Chính vì vậy nên lựa chọn các loại bình có vòi bơm trực tiếp nước vào miệng. Lựa chọn các bình nước inox cùng góp phần hạn chế nhiễm khuẩn hơn so với các bình nhựa.

Bình nước cho trẻ em cũng đặc biệt nguy hại

 Bình nước cho trẻ em cũng chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Không chỉ đối với người lớn, mà ngay cả với trẻ em, bình nước cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ lây bệnh. Nhiều loại bình có phần nắp chống tràn không thể rửa và chúng ta không thể nhìn thấy cặn bã bên trong nếu như không cậy vỡ nó. Nếu mọi người đang sử dụng loại bình tập uống nước cho con em, hãy cẩn thận bởi nếu rửa bằng tay hay máy rửa chén, cặn bã sẽ luôn ở bên trong.

Những sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị dị ứng thời tiết(VietQ.vn) - Thời tiết giao mùa, số lượng người mắc chứng dị ứng thời tiết nổi mề đay ngày càng nhiều. Đây là một căn bệnh phổ biến, nhưng nếu điều trị không đúng cách vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang