Bộ Giáo dục sẽ công bố phổ điểm lần thứ...4

author 06:10 29/07/2015

(VietQ.vn) - Bộ Giáo dục sẽ công bố phổ điểm tổng của một số khối thi, để các thí sinh thuận lợi đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1.

Bộ GD-ĐT cho biết, sau khi công bố phổ điểm lần thứ 3, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn chưa yên tâm khi xét tuyển nguyện vọng 1.

Vì vậy, Bộ GD-ĐT sẽ công bố phổ điểm tổng hợp các khối, để các em dễ hình dung vị trí của mình. Ví dụ, sẽ có phổ điểm của các thí sinh thi khối A (Toán, Lý, Hóa), khối C (Văn, Sử, Địa)...

Bộ Giáo dục công bố phổ điểm lần 4
Bộ Giáo dục công bố phổ điểm lần 4

Theo TS Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT, trong xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh không thể đăng ký cùng lúc các nguyện vọng (NV) xét tuyển vào các trường khác nhau. Chỉ khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng bỏ sung, các em mới có thể dùng đồng thời cả ba giấy chứng hận kết quả thi để đăng ký vào các trường khác nhau.

Trong phiếu đăng ký xét tuyển NV1, các em có thể đăng ký tối đa bốn nguyện vọng. Trong đó, các em có thể cùng lúc chọn đăng ký xét tuyển vào ngành theo khối thi truyền thống và tổ hợp mới.

Thông tin các trường công bố ba ngày một lần chỉ nên xem là thông tin tham khảo. Vì các dữ liệu sẽ biến động liên tục.

Chính vì vậy, để có thể tăng cơ hội trúng tuyển, các thí sinh cần phải căn cứ vào điểm của mình và điểm trúng tuyển vào các ngành của các trường những năm gần đây... để chọn trường, chọn ngành phù hợp với mức điểm thi của mình. Đồng thời, trong cùng một trường, thí sinh nên chọn một vài ngành để đăng ký xét tuyển thì cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn.

Trước ngày 1-8, các trường sẽ thông báo điều kiện đăng ký xét tuyển. Theo quy định, thí sinh sẽ nhận giấy chứng nhận kết quả thi trước ngày 1-8 tại chính nơi em nộp hồ sơ ĐKDT. Các trường chủ trì cụm thi sẽ có trách nhiệm đảm bảo thời gian gửi giấy chứng nhận kết quả thi để các em ĐKXT đúng thời gian quy định.

Khi trúng tuyển, để nhập học, em cần mang giấy báo nhập học của trường mà em đã trúng tuyển và các giấy tờ đi kèm được ghi rõ trong giấy báo nhập học.

Năm nay, trong số hơn 1 triệu thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia, có khoảng 30% dự các cụm thi địa phương, 70% dự thi tại các cụm do ĐH chủ trì (726.693 thí sinh, những thí sinh này sẽ sử dụng kết quả để xét tuyển vào ĐH, CĐ).

Nguyên tắc xét ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là dựa vào ngưỡng tối thiểu mà thí sinh có thể học được ở bậc ĐH, CĐ. Do kỳ thi năm nay có đặc thù là mỗi thí sinh chỉ thi 1 lần và chọn nhiều môn thi để tổ hợp lại thành các tổ hợp xét tuyển (mọi năm, có 5 tổ hợp xét tuyển khác nhau nhưng năm nay, theo thống kê của Bộ có khoảng 15 tổ hợp được nhiều trường sử dụng nhất), nên trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh, kết quả thí sinh, Bộ GD-ĐT đã tính toán để bất kỳ thí sinh nào trên điểm tối thiểu đều nằm trong danh sách trên ngưỡng và xét cùng lúc nhiều tổ hợp khác nhau.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học khoảng 400.000. Trong đó, có khoảng 350.000 chỉ tiêu tuyển sinh dành cho các trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển và khoảng 50.000 chỉ tiêu dành cho các trường có phương án tuyển sinh riêng, xét tuyển bằng kết quả học tập ở THPT.

Qua phân tích kết quả thi thí sinh, điểm ưu tiên, xét khả năng dịch chuyển thí sinh các vùng miền, Bộ GD-ĐT quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH năm 2015 là 15,0 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi (không nhân hệ số môn chính).

Với mức điểm này, có 531.182 thí sinh có ít nhất một tổ hợp với tổng điểm bằng hoặc cao hơn 15,0 điểm. So với chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, số thí sinh này nhiều gấp 1,52 lần. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cao đẳng là 12,0 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi (không nhân hệ số môn chính).

Thu Hà

 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang