Bộ Tài chính nói gì về việc 'cước vận tải vẫn chây ì'

author 13:51 27/02/2016

(VietQ.vn) - Theo Bộ Tài chính, ý kiến cho rằng cách thức quản lý giá cước vận tải như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra là chưa chuẩn xác.

Thời gian qua, có ý kiến cho rằng giá xăng dầu giảm mạnh nhưng cước vận tải vẫn chây ì hoặc có giảm cũng chỉ nhỏ giọt, các doanh nghiệp vận tải lấy đủ các loại lý do cho việc chậm giảm giá cước của mình. 

Từ đó khiến dư luận bức xúc cho rằng, với cách quản lý giá cước vận tải như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. 

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng: Nhận xét trên chưa chuẩn xác. Bởi lẽ, với những đơn vị chậm kê khai giảm giá hoặc giảm giá chưa phù hợp, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt yêu cầu đơn vị vận tải kê khai giảm giá cước, tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. 

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các địa phương đều có văn bản chỉ đạo điều hành về giá cước vận tải, trong đó theo thống kê từ Liên Bộ: tính đến hết ngày 19/02/2016 đã có 978 tuyến cố định; 67 tuyến xe buýt và 363 hãng taxi đã giảm giá cước, tỷ lệ giảm giá từ 1%-33,3%.

Bộ Tài chính sẽ tăng cường chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giá (Ảnh minh họa). 

Bộ Tài chính giải thích: Về cơ chế quản lý và thực tế điều hành giá cước vận tải bằng xe ô tô, theo quy định tại Luật Giá và văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan thì giá cước vận tải bằng xe ô tô thực hiện theo cơ chế thị trường.

Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

Do tính chất của dịch vụ vận tải ô tô, đồng thời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô có nghĩa vụ thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá theo quy định.

Theo đó, các đơn vị vận tải ô tô được tự quy định giá cước vận tải và với 3 loại hình: vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải tuyến cố định và vận tải bằng xe buýt, các đơn vị vận tải bắt buộc phải thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền là Sở GTVT hoặc Sở Tài chính hoặc UBND cấp huyện theo sự phân công của UBND tỉnh. 

Ngoài 3 loại hình trên, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định bổ sung dịch vụ kinh doanh vận tải bằng ô tô theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô vào danh mục thực hiện kê khai giá tại địa phương. 

Cũng theo Bộ Tài chính, thực hiện quy định nêu trên, thời gian qua cơ bản các địa phương, đơn vị vận tải đã triển khai và thực hiện tương đối tốt việc kê khai giá cước vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hành khách tuyến cố định và cước xe buýt.

Trên thực tế, kể từ thời điểm triển khai công tác kê khai giá cước vận tải, mặt bằng giá của thị trường vận chuyển hành khách bằng ôtô được thiết lập ổn định và giá cước được điều chỉnh cơ bản phù hợp với diễn biến giá nhiên liệu, từ đó đã góp phần bình ổn giá, kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Đối với vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách bằng xe du lịch và vận tải hàng hóa, theo báo cáo của địa phương và của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam thì các đơn vị chủ yếu thực hiện giá cước vận tải theo hợp đồng thỏa thuận, trong đó có điều khoản điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến giá nhiên liệu và tình hình thị trường.

“Việc định giá cước khác nhau giữa các đơn vị vận tải ô tô tùy thuộc đặc điểm kinh doanh từng đơn vị, từng thời điểm, từng quy mô hoạt động, khả năng quản trị mà đơn vị tính toán giá cước để vừa cạnh tranh, thu hút kích cầu tiêu dùng, vừa phát triển thị trường, trong đó, xăng dầu là 1 một trong số những chi phí cấu thành lên giá cước vận tải” – Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, để khắc phục hạn chế của cơ chế thị trường, Liên Bộ sẽ kiến nghị đơn vị có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tăng cường chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giá và pháp luật liên quan.

Ngọc Hân

Thời gian qua, có ý kiến cho rằng giá xăng dầu giảm mạnh nhưng cước vận tải vẫn chây ì hoặc có giảm cũng chỉ nhỏ giọt, các doanh nghiệp vận tải lấy đủ các loại lý do cho việc chậm giảm giá cước của mình.

Từ đó khiến dư luận bức xúc cho rằng, với cách quản lý giá cước vận tải như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng: Nhận xét trên chưa chuẩn xác. Bởi lẽ, với những đơn vị chậm kê khai giảm giá hoặc giảm giá chưa phù hợp, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt yêu cầu đơn vị vận tải kê khai giảm giá cước, tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các địa phương đều có văn bản chỉ đạo điều hành về giá cước vận tải, trong đó theo thống kê từ Liên Bộ: tính đến hết ngày 19/02/2016 đã có 978 tuyến cố định; 67 tuyến xe buýt và 363 hãng taxi đã giảm giá cước, tỷ lệ giảm giá từ 1%-33,3%.

Bộ Tài chính giải thích: Về cơ chế quản lý và thực tế điều hành giá cước vận tải bằng xe ô tô, theo quy định tại Luật Giá và văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan thì giá cước vận tải bằng xe ô tô thực hiện theo cơ chế thị trường.

Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Do tính chất của dịch vụ vận tải ô tô, đồng thời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô có nghĩa vụ thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá theo quy định.

Theo đó, các đơn vị vận tải ô tô được tự quy định giá cước vận tải và với 3 loại hình: vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải tuyến cố định và vận tải bằng xe buýt, các đơn vị vận tải bắt buộc phải thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền là Sở GTVT hoặc Sở Tài chính hoặc UBND cấp huyện theo sự phân công của UBND tỉnh.

Ngoài 3 loại hình trên, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định bổ sung dịch vụ kinh doanh vận tải bằng ô tô theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô vào danh mục thực hiện kê khai giá tại địa phương.

Cũng theo Bộ Tài chính, thực hiện quy định nêu trên, thời gian qua cơ bản các địa phương, đơn vị vận tải đã triển khai và thực hiện tương đối tốt việc kê khai giá cước vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hành khách tuyến cố định và cước xe buýt.

Trên thực tế, kể từ thời điểm triển khai công tác kê khai giá cước vận tải, mặt bằng giá của thị trường vận chuyển hành khách bằng ôtô được thiết lập ổn định và giá cước được điều chỉnh cơ bản phù hợp với diễn biến giá nhiên liệu, từ đó đã góp phần bình ổn giá, kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Đối với vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách bằng xe du lịch và vận tải hàng hóa, theo báo cáo của địa phương và của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam thì các đơn vị chủ yếu thực hiện giá cước vận tải theo hợp đồng thỏa thuận, trong đó có điều khoản điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến giá nhiên liệu và tình hình thị trường.

“Việc định giá cước khác nhau giữa các đơn vị vận tải ô tô tùy thuộc đặc điểm kinh doanh từng đơn vị, từng thời điểm, từng quy mô hoạt động, khả năng quản trị mà đơn vị tính toán giá cước để vừa cạnh tranh, thu hút kích cầu tiêu dùng, vừa phát triển thị trường, trong đó, xăng dầu là 1 một trong số những chi phí cấu thành lên giá cước vận tải” – Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, để khắc phục hạn chế của cơ chế thị trường, Liên Bộ sẽ kiến nghị đơn vị có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tăng cường chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giá và pháp luật liên quan.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang