Bộ Tài nguyên Môi trường gợi ý 7 giải pháp kết nối doanh nghiệp công nghệ

author 17:19 09/05/2019

(VietQ.vn) - Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử trong ngành tài nguyên môi trường cần hiện đại hóa trang thiết bị thu nhận thông tin dữ liệu, thiết bị quan trắc thông minh có độ chính sách cao, ưu tiên các công nghệ IoT.

Sự kiện: Công nghệ

Tìm lời giải cho các bài toán lớn ngành tài nguyên môi trường

Ông Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ trong ngành.

Theo ông Hà, ngành tài nguyên và môi trường gồm 9 lĩnh vực: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; địa chất - khoáng sản; bảo vệ môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; biển và hải đảo; đo đạc - bản đồ và viễn thám.

Nhìn từ góc độ công nghệ, hoạt động chính của ngành là thu nhận, tạo lập; lưu trữ, quản lý tổng hợp thông tin, số liệu, dữ liệu để đưa ra các quyết định, chính sách, dự báo... phục vụ quản lý nhà nước, xã hội, phát triển đất nước bền vững.

Ông Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường

Thời gian qua, Bộ đã ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong nhiều lĩnh vực trong đó có xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin trong thu nhận dữ liệu; tuyên truyền, phổ biến hoạt động an toàn an ninh. Bên cạnh đó, Bộ còn ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cơ chế một cửa...

Hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung từng bước được đầu tư, hoàn thiện. Bộ ứng dụng nhiều công nghệ mới như ảo hóa, điện toán đám mây... nhằm khai thác sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và nâng cao an toàn, an ninh thông tin. "Bộ đã tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin", ông nói.

 
Đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra những bài toán lớn mà ngành phải tìm ra giải pháp khắc phục. Cụ thể, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử tại ngành cần hiện đại hóa trang thiết bị thu nhận thông tin dữ liệu, thiết bị quan trắc thông minh có độ chính sách cao, ưu tiên các công nghệ IoT.

 

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng thông tin - dữ liệu không gian quốc gia. Bên cạnh đó phải xử lý, tính toán, giám sát, cảnh báo, dự báo trong ngành tài nguyên môi trường, giám sát qua ảnh viễn thám... Cuối cùng là đảm bảo an toàn thông tin, cơ sở dữ liệu.

7 giải pháp kết nối doanh nghiệp công nghệ tài nguyên và môi trường

Từ những phân tích, nhận định trên, đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường đề xuất các định hướng, giải pháp ứng dụng công nghệ.

Thứ nhất, các giải pháp, công nghệ phục vụ xây dựng, phát triển và vận hành Chính phủ điện tử tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thứ hai, các giải pháp, công nghệ quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu lớn phục vụ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường và triển khai hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia (NSDI). Các giải pháp, công nghệ lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu lớn (Big Data).

Thứ ba, các giải pháp, công nghệ về hệ sinh thái IoT (thiết bị quan trắc IoT, tích hợp IoT, truyền dữ liệu thông minh, thiết bị và phần mềm nhúng...) phục vụ hiện đại hóa công tác điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường.

Thứ tư, giải pháp, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), các phương pháp, công nghệ học máy (Machine Learning) phục vụ giải quyết các bài toán phân tích, cảnh báo, dự báo của các lĩnh vực trong ngành tài nguyên và môi trường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển công nghệ Việt đưa đất nước đến thịnh vượng(VietQ.vn) - "Phát triển công nghệ Việt đưa đất nước đến thịnh vượng Việt. Các doanh nghiệp công nghệ chính là người đưa động lực đổi mới sáng tạo, thực hiện thành công đổi mới sáng tạo quốc gia”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.

Thứ năm, đảm bản quyền và các quyền khai thác, sử dụng, sở hữu thông tin, dữ liệu; các giải pháp mã hóa, bảo mật, xác thực thông tin, dữ liệu; các giải pháp thanh toán điện tử...phục vụ xây dựng các hệ thống thông tin cung cấp, chia sẻ, khai thác và mua bán thông tin, số liệu ngành tài nguyên và môi trường.

Thứ sáu, nâng cao việc hiện đại hóa công tác quản lý, cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên môi trường (điện toán đám mây, hạ tầng hợp nhất...).

Thứ bảy, đảm an toàn, an ninh và bảo mật cho thông tin, dữ liệu và các hệ thống thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường.

Ngoài ra, ông Lê Phú Hà kiến nghị các doanh nghiệp, doanh nghiệp công nghệ, các cấp có thẩm quyền, cộng đồng có đóng góp, đề xuất, tham mưu cơ chế, chính sách về kinh tế kỹ thuật để phát triển, khai thác sử dụng thông tin kỹ thuật, nâng cao phục vụ chuyển đổi số quốc gia, chính phủ số, nền kinh tế số.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu, tham gia triển khai ứng dụng công nghệ, công nghệ thông minh, đề xuất giải pháp thu nhận, khai thác quản lý, các cơ sơ dữ liệu gia tăng về tài nguyên môi trường.

Thảo Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang